Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Lựa chọn SGK mới: Người biên soạn, thẩm định sách không được tham gia

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong cơ sở giáo dục phổ thông. Trong đó quy định người tham gia biên soạn, thẩm định SGK không được tham gia lựa chọn SGK.

Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn việc SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông trong đó đưa ra các nguyên tắc, quy định tiêu chí, quy trình SGK của các cơ sở giáo dục phổ thông và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc SGK để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Thành lập hội đồng lưa chọn SGK

Hội đồng sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi là hội đồng) do người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thành lập, giúp cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức sách giáo khoa. Mỗi trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông thành lập 1 hội đồng. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 hội đồng.

Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, minh bạch. Cuộc họp của hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên , trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký.

Trong dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT nêu rõ: Người đã tham gia biên soạn, thẩm định SGK của các nhà xuất bản tham gia lựa chọn SGK.

Hội đồng chọn SGK phải có đại diện phụ huynh và giáo viên bộ môn

Theo dự thảo thông tư của Bộ GD-ĐT, thành phần trong hội đồng SGK bao gồm: người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, hoạt động giáo dục có SGK lựa chọn, người trong ban đại diện cha mẹ học sinh của trường. Số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 người, trong đó có ít nhất 2/3 là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên.

Bỏ phiếu kín và lấy kết quả trên 50% mới được chọn SGK

Dự thảo thông tư quy định: tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá sách giáo khoa của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí sách giáo khoa, đề xuất với hội đồng bằng văn bản danh mục sách giáo khoa.

Bộ GD-ĐT quy định tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá SGK của các môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí SGK, đề xuất với hội đồng bằng văn bản danh mục SGK.

Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá đề xuất danh mục SGK của các tổ chuyên môn theo các nguyên tắc quy định và tiêu chí SGK do sở GD- ĐT địa phương quy định để bỏ phiếu SGK bằng hình thức bỏ phiếu kín; SGK được phải được trên 50% số thành viên của hội đồng bỏ phiếu đồng ý lựa chọn. Hội đồng tổng hợp kết quả thành biên bản, có chữ ký của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký và các thành viên tham dự.

Giáo viên trao đổi về nội dung các bộ SGK được công bố - Ảnh: Bá Hải

Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông danh mục sách giáo khoa được để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Trên cơ sở đề xuất của hội đồng, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông ban hành quyết định danh mục SGK được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.

Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông công bố công khai danh mục SGK được để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông và niêm yết tại cơ sở giáo dục phổ thông trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất là 5 tháng.

Lựa chọn SGK phải công khai minh bạch

Dự thảo thông tư của Bộ GD-ĐT quy định SGK thuộc danh mục SGK đã được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Việc chọn SGK cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp phải đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Tiêu chí - trách nhiệm của địa phương khi chọn SGK

Tiêu chí SGK bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương; phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Giám đốc sở GD-ĐT hướng dẫn cụ thể tiêu chí để SGK phù hợp với địa phương. UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo sở GD-ĐT, UBND cấp huyện tổ chức hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các cơ sở giáo dục phổ thông SGK theo quy định tại Thông tư này. Bảo đảm nguồn kinh phí để các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức SGK.

Sở GD-ĐT chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc tổ chức SGK của các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý.

UBND cấp huyện chỉ đạo phòng GD-ĐT tổ chức hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc SGK của các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý. Bảo đảm nguồn kinh phí để các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức SGK.

Phòng GD-ĐT chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc tổ chức SGK của các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý. Tổng hợp và báo cáo sở GD-ĐT kết quả SGK được các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý.

Các cơ sở giáo dục sử dụng sách giáo khoa đã được trong tổ chức dạy và học; hướng dẫn giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh sử dụng sách giáo khoa có bản quyền theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước học sinh, cha mẹ học sinh, các cơ quan quản lý giáo dục về quyết định sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông.

Dự thảo thông tư của Bộ GD-ĐT quy định, các cơ sở giáo dục phổ thông công bố công khai danh mục sách giáo khoa được lựa chọn để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông và niêm yết tại cơ sở giáo dục phổ thông trước khi bắt đầu năm học mới ít nhất là 5 tháng.

Tú Viên

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (http://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/lua-chon-sgk-moi-nguoi-bien-soan-tham-dinh-sach-khong-duoc-tham-gia-126666.html)

Tin cùng nội dung

  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Những biện pháp Tr*nh th*i an toàn và phù hợp với bạn.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY