Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Lưu ý dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư mùa dịch bệnh

Người bệnh ăn đủ cân bằng các dưỡng chất, vận động phù hợp để đáp ứng với các phác đồ điều trị của bác sĩ.

Với người ung thư, hệ miễn dịch thường kém hơn do vậy cần cẩn trọng trong công tác phòng ngừa dịch bệnh do virus corona. Ngoài hạn chế tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh hô hấp, đeo khẩu trang khi đến bệnh viện, chỗ đông người, rửa tay xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong, sau quá trình điều trị giúp tăng cường thể lực, giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh, tránhtác dụng phụ của phương pháp điều trị.  

Ăn đủ các nhóm chất

Cũng giống như người bình thường, để đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần ăn uống đầy đủ các nhóm chất: đạm - bột đường - béo - vitamin, khoáng chất. 

Đạm: Chất cung cấp các loại acid amin thiết yếu. Người bệnh ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm nguồn sắt, kẽm...từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò... Tôm, cua... cũng là nguồn cung cấp acid amin và vi chất dinh dưỡng quý cho cơ thể.

Tinh bột: Người bệnh nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, có chất phụ gia, gây nhiều tác hại cho cơ thể. 

Chất béo: Chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định. 

Rau quả: Gia đình chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến, sơ chế, bảo quản. 

Dinh dưỡng đúng giúp bệnh nhân ung thư tăng cường đề kháng, thuận lợi trong quá trình điều trị. Ảnh minh họa. Nguồn: Regionalcancercare

Bổ sung nước

Các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, người bệnh nên bổ sung 8-10 ly nước mỗi ngày. Gia đình nên chế biến thực phẩm dạng lỏng như súp, làm mềm thức ăn bằng nước dùng, nước sốt... 

Bên cạnh đó, người bệnh có thể tìm hiểu về các sản phẩm dinh dưỡng dạng lỏng để đáp ứng nhu cầu năng lượng hàng ngày. Gia đình tham khảo Nutricare Fine - dinh dưỡng y học cho người ung thư. Sản phẩm giúp nâng cao năng lượng, giàu Protein, bổ sung đạm Arginine, BCCA, kết hợp chất béo mạch trung bình (MCT) hấp thu nhanh giúp phục hồi cân nặng, tái tạo khối cơ, Omega3 giàu EPA hỗ trợ cải thiện tình trạng suy kiệt, suy dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe. 

Sản phẩm cũng giúp bổ sung chất xơ hòa tan (FOS/Inulin), vitamin nhóm B giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, ăn ngon miệng, giảm táo bón. Công thức dễ tiêu hóa không chứa Lactose giúp giảm tình trạng khó chịu, tiêu chảy ở người bất dung nạp đường Lactose. 

Bệnh nhân cần tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin. Ảnh: economictimes

Không nên ăn kiêng

Nhiều người quan niệm, ăn thịt, sữa sẽ không tốt vì nuôi tế bào ung thư, tuy nhiên thực tế chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh, người bệnh ung thư đang điều trị nếu ăn uống đầy đủ thì khối u sẽ phát triển nhanh hơn.

Trong phác đồ điều trị ung thư, liệu pháp dinh dưỡng giúp nâng cao thể trạng cho người bệnh. Nếu tình trạng dinh dưỡng người bệnh không cải thiện thì bác sĩ không thực hiện phác đồ điều trị hoặc thất bại vì bệnh nhân không đủ sức chịu đựng các tác dụng phụ khi chữa trị.  

Dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố nâng đỡ hệ miễn dịch cơ thể, cải thiện chất lượng sống, góp phần điều trị thành công. 

Hạn chế rượu bia, đồ uống có ga 

Người bệnh không dùng rượu, bia, nước ngọt đóng chai. Với thực phẩm, người bệnh cũng tránh các loại hải sản được nuôi gần nơi có chất thải công nghiệp, kiêng ăn thịt đóng hộp, xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội.

Bệnh nhân không nên ăn dưa muối, giăm-bông, thịt ngâm, cà phê...  

Chia nhỏ bữa ăn 

Điều trị ung thư thường gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như buồn nôn, lở miệng và thay đổi vị giác. Những tác dụng phụ này có thể gây khó khăn khi ăn hoặc uống. Để cải thiện khẩu vị ăn cũng như bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn 3 bữa mỗi ngày. 

Nghỉ ngơi, vận động nhẹ

Gia đình nên khuyên người bệnh chú ý giấc ngủ, chịu khó vận động, ít nằm một chỗ để cơ thể thoải mái, đầu óc thư giãn để giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao hơn.

Dịch viêm phổi cấp từ virus corona vẫn diễn biến phức tạp. Ngày 17/2, số người Tu vong do nhiễm nCoV tăng thêm 105, nâng tổng số người ch*t lên 1.775 trong 71.330 ca nhiễm trên toàn thế giới. Để phòng bệnh, chuyên gia y tế khuyên người dân cần chý ý tăng cường sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Có hai loại: sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp. Trong đó sức đề kháng tổng hợp từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin, thể dục đều đặn.

Ngọc Thi

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/luu-y-dinh-duong-cho-benh-nhan-ung-thu-mua-dich-benh-4056247.html)

Tin cùng nội dung

  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY