Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Lưu ý khi chăm sóc người hen suyễn tại nhà

(MangYTe) -Việc điều trị tại nhà đóng vai trò then chốt trong kiểm soát hen cho người bệnh. Chính vì thế khi chăm sóc tại nhà cần hết sức lưu ý để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

4-5% dân số mắc bệnh hen suyễn

Theo số liệu năm 2020 của Tổ chức Phòng chống hen toàn cầu (GINA), trên thế giới có khoảng 358 triệu người mắc hen suyễn. Tại Việt Nam, tỷ lệ người bệnh hen chiếm khoảng 4-5% dân số, số lượng trẻ em mắc bệnh nhiều hơn so với người lớn. Theo một số nghiên cứu, tần suất mắc hen suyễn ở trẻ 13-14 tuổi Việt Nam khoảng 14,8%, đứng thứ 4 trên thế giới.

Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, mỗi ngày có hơn 50 lượt người bệnh đến khám vì hen. Mỗi năm, phòng khám Hen - COPD có khoảng 12.000 lượt khám. Trong đó, khoảng 50% người bệnh tái khám với tình trạng bệnh tương đối ổn định, 50% người bệnh đến khám lần đầu với các triệu chứng ho kéo dài, khò khè và khó thở.

Hen suyễn là một bệnh mạn tính đòi hỏi phải điều trị lâu dài, phần lớn thời gian điều trị diễn ra tại nhà thông qua việc người bệnh sử dụng Thu*c theo chỉ dẫn của bác sĩ, chủ động tránh các yếu tố bất lợi cho bệnh và xử lý các cơn hen cấp nhẹ nếu xảy ra. Do vậy, bệnh hen có được kiểm soát tốt hay không, tình trạng cấp cứu hay Tu vong có xảy ra hay không, phụ thuộc rất lớn vào việc tuân thủ điều trị tại nhà của người bệnh. Có thể nói, việc điều trị tại nhà đóng vai trò then chốt trong kiểm soát hen cho người bệnh.

Lưu ý khi chăm sóc người hen suyễn tại nhà ảnh 1 Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, trên thực tế đã có không ít người bệnh phải nhập viện cấp cứu vì không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ khi tự chăm sóc tại nhà. Không sử dụng Thu*c theo toa của bác sĩ, sử dụng Thu*c cắt cơn thường xuyên mà không dùng Thu*c dự phòng, tự ý ngưng Thu*c, không tránh các loại thực phẩm hoặc các yếu tố môi trường có thể gây hại… là những sai lầm thường gặp ở người bệnh hen suyễn. Những sai lầm này có thể khiến người bệnh nhanh chóng lên cơn hen cấp, khó thở nặng phải nhập viện cấp cứu. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có nguy cơ suy hô hấp, thậm chí khó thở dẫn đến Tu vong.

Điều trị, theo dõi sức khỏe thường xuyên

Mới đây, phòng khám Hen - COPD Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tiếp nhận điều trị cho người bệnh N.T.C.V., 56 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh, TPHCM. Bà V. được chẩn đoán mắc hen phế quản kèm theo viêm mũi dị ứng và chàm nhiều năm nay. Từ khi được chẩn đoán, bà V. dùng Thu*c thường xuyên và tái khám định kỳ nên tình trạng hen được kiểm soát tương đối tốt qua các lần thăm khám.

Với cơ địa dị ứng, bà V. được bác sĩ khuyên không ăn các loại thức ăn như tôm, một số loại cá nước mặn và mực. Tuy nhiên trong một lần ăn uống gần đây, bà thấy sức khỏe của mình ổn nên đã thử ăn món rau trộn cá ngừ (một loại cá nước mặn). Sau khi ăn vài giờ, bà lên cơn khó thở nặng và phải đi khám.

Các bác sĩ đã nhanh chóng cho thở oxy, phun khí dung dãn phế quản, sử dụng các Thu*c cấp cứu khác và theo dõi tình trạng sức khỏe. Do đi khám kịp thời nên người bệnh được xử lý cấp cứu nhanh chóng, hiệu quả. Sau 6 giờ theo dõi, người bệnh khỏe hoàn toàn, được xuất viện để điều trị ngoại trú và hẹn tái khám sau 3 ngày.

Một trường hợp khác, em N.V.B., 14 tuổi, ngụ tại quận Gò Vấp vừa phải đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng ho nhiều, khó thở và khò khè. Tại phòng khám Hen - COPD, các bác sĩ cho biết em B. bị hen phế quản cấp. Cách đây 1 năm, em B. được chẩn đoán mắc hen suyễn và điều trị tại địa phương. Hơn 2 tháng nay, thấy sức khỏe của em ổn, bố mẹ cho em ngưng dùng Thu*c kê theo toa mỗi ngày của bác sĩ vì sợ dùng nhiều sẽ bị tác dụng phụ.

Sau 2 tuần ngưng Thu*c, em B. bị khó thở hơn, cơ thể mệt mỏi phải xin nghỉ học. Gia đình em B. thấy vậy liền lấy Thu*c dự phòng cho em dùng nhưng triệu chứng không giảm. Sau đó, em B. ho nhiều và khó thở nặng phải nhập viện cấp cứu. Ngay sau khi nhập viện, em B. được cho thở oxy, phun khí dung Thu*c dãn đường thở, tiêm Thu*c corticoid. Sau cấp cứu, em phải nằm viện thêm 3 ngày để điều trị và theo dõi sức khỏe. Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân khiến tình trạng của em B. diễn tiến xấu hơn do tự ý ngưng Thu*c, đến khi triệu chứng trở nặng lại chỉ uống Thu*c dự phòng mà không biết cách sử dụng Thu*c cắt cơn hen đúng lúc.

Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh hen, nếu người bệnh ho thành tràng dài, khò khè và khó thở cần nhận biết đây là các triệu chứng cho thấy người bệnh có thể bị lên cơn hen cấp. Khi đó cần dùng Thu*c cắt cơn theo hướng dẫn của bác sĩ để làm dứt hoặc giảm các triệu chứng, nên lặp lại Thu*c cắt cơn mỗi 15-20 phút nếu triệu chứng chưa giảm.

Khi đã dùng Thu*c cắt cơn 3 lần (trong vòng 1 giờ) mà triệu chứng không được cải thiện (hoặc nặng hơn sau 1-2 lần cắt cơn đầu tiên), phải nhanh chóng liên hệ bác sĩ điều trị và đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Trên đường di chuyển nên tiếp tục sử dụng Thu*c cắt cơn mỗi 15-20 phút cho đến khi triệu chứng giảm đáng kể hoặc khi đến được cơ sở y tế.

TS.BS Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Sài gòn đầu tư (https://saigondautu.com.vn/suc-khoe/luu-y-khi-cham-soc-nguoi-hen-suyen-tai-nha-80014.html)

Tin cùng nội dung

  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY