Khi thời tiết thay đổi, nắng, mưa, lạnh thất thường khiến nhiều trẻ mắc bệnh lý hô hấp. bên cạnh việc giữ ấm cho trẻ trong lúc ngủ, các bậc phụ huynh nên chú ý đến việc tắm cho trẻ vào lúc giao mùa, làm sao để tắm cho trẻ an toàn.
Chú ý nhiệt độ nước
Tắm cho trẻ bạn cần chú ý nhiệt độ nước.
Trẻ em nói chung điều hòa nhiệt độ kém, khả năng miễn dịch còn yếu nên mẹ phải cẩn trọng hơn khi tắm cho bé. trước hết, mẹ phải kiểm soát nhiệt độ nước tắm, thông thường 38-40 độ là thích hợp nhất, nhưng cũng phải chú ý điều hòa nhiệt độ trong nhà, có thể tránh cho bé bị cảm lạnh và ốm vặt. thứ hai, sau khi bé tắm xong, mẹ nên lau sạch hơi ẩm trên người cho bé kịp thời, đồng thời cũng nên làm khô tóc bằng máy sấy tóc. mẹ cũng có thể chuẩn bị cho bé một chiếc áo choàng tắm hoạt hình xinh xắn, mềm mịn, thấm nước có thể tránh cho đầu và cơ thể bé bị lạnh.
Tránh dùng lực
Một số bà mẹ lo lắng về bụi bẩn và vi khuẩn trên người con nên khi tắm kỳ cọ rất mạnh. trên thực tế, bụi bẩn trên cơ thể bé không nhiều như người lớn tưởng tượng, làm như vậy chỉ tổn hại làn da mỏng manh của bé và khiến cơ thể bé thêm khó chịu. khi tắm cho bé mẹ phải lưu ý và lau nhẹ nhàng bằng khăn tắm, không nên lau quá kỹ sẽ không tốt cho da của bé.
Tránh thời gian tắm lâu
Trong cuộc sống, một số bà mẹ tắm cho con có thể kéo dài cả nửa tiếng, thậm chí lâu hơn. cách làm này là sai lầm, bé tắm lâu rất dễ bị nhiễm lạnh do nước tắm nguội dần. vì sức khỏe của bé, tốt nhất mẹ nên kiểm soát thời gian tắm cho bé khoảng 5 - 10 phút mỗi lần.
Không nên tắm cho bé vào thời điểm nào?
– khi trẻ vừa ăn no xong: việc tắm ngay sau khi ăn no dễ dàng khiến bé bị trào ngược dạ dày, gội đầu ngay khi đó cũng dễ gây ra hiện tượng thiếu dưỡng khí trên não, có ảnh hưởng không tốt với sức khỏe của trẻ.
– khi trẻ cảm lạnh, hâm hâm sốt: khi tắm, lỗ chân lông của trẻ giãn rộng ra, không khí lạnh dễ dàng thâm nhập khiến có thể khiến cho bệnh tình của con ngày một nặng thêm.
– Khi da con đang chịu tổn thương: Lúc này, nếu không cẩn thận khi tắm, con sẽ dễ bị nhiễm trùng, thời gian hồi phục chậm.
– Khi con vừa nôn, trớ: Đầu tiên, mẹ hãy lau người, thay áo cho con trước đã; khi con hoàn toàn bình thường mẹ hãy đưa con đi tắm.
– khi tâm trạng trẻ không tốt: với những trẻ lớn hơn một chút, khi bạn thấy trẻ đang không được vui, tốt nhất bạn nên an ủi, hỏi han chúng trước, đợi cho chúng ổn định lại tâm lý rồi hãy đưa trẻ đi tắm.
– sau khi trẻ đi tiêm phòng: mẹ hãy đợi 1-2 ngày sau hãy tắm cho trẻ, hoặc tránh chỗ vết thương, không để tiếp xúc với nước. bởi nếu vết thương đó tiếp xúc với xà phòng, nước không sạch, vết thương rất dễ nhiễm trùng, sưng tấy.
– trước giờ ngủ của trẻ vào ban đêm: điều này dễ khiến cho bộ não hưng phấn, không dễ dàng chìm vào giấc ngủ, không phù hợp với bộ não đang phát triển của trẻ. mặt khác, nếu gội đầu cho bé, trẻ dễ bị lạnh đầu, dẫn đến đau đầu, cảm lạnh.
– tắm khi trẻ vừa tỉnh ngủ: khi trẻ ngủ dậy, thân thể trẻ lúc này khá yếu, ngay lập tức đi tắm sẽ làm trẻ giảm thân nhiệt, trẻ không thích ứng kịp dễ bị ốm, không tốt cho sức khỏe của trẻ.
– tắm ngay sau khi vận động: mẹ nên chờ nửa tiếng sau khi bé vận động, khi bé hết mệt và khô hẳn mồ hôi mới đưa bé đi tắm. bởi vì sau khi vận động, lỗ chân lông của trẻ đang mở để thoát mồ hôi, tản nhiệt, chính vì thế, đi tắm ngay sẽ bị ốm.
Theo Anh Đào/Tiêu dùng
Link bài gốc Lấy link
https://tieudung.vn/khoe-dep/luu-y-khi-tam-cho-tre-luc-thoi-tiet-giao-mua-46002.htmlTheo Anh Đào/Tiêu dùng