Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Mách bạn cách xử lý táo bón ở trẻ em

Một số kinh nghiệm từ dân gian có thể giúp bạn trị táo bón cho trẻ nhỏ đơn giản.

Biểu hiện của táo bón ở trẻ em

Mách bạn cách xử lý táo bón ở trẻ em

Bạn có thể trị táo bón cho trẻ tại nhà. nguồn ảnh: internet

Táo bón ở trẻ em có những biểu hiện khá dễ nhận biết. để không nhầm lẫn với biểu hiện sinh lí khác, cha mẹ phải đặc biệt lưu ý 3 biểu hiện đặc trưng của triệu chứng táo bón ở trẻ em

Trẻ đang bú bình không đi tiêu trong 3 ngày; Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn không đi tiêu trong khoảng 1 tuần. Trẻ sơ sinh thường rên nhẹ, mặt găng đỏ khi đi ngoài.

Tình trạng phân khô cứng, vón cục to hơn bình thường. Một số trẻ sẽ biểu hiện sợ cha mẹ cho đi đại tiện.

Tâm trạng trẻ quấy khóc, căng thẳng khi đi đại tiện

Định nghĩa táo bón theo tiêu chuẩn rom iii yêu cầu triệu chứng bệnh nhân có ít nhất 2 trong các triệu chứng như sau trong ít nhất 12 tuần:

Số lần đi ngoài < 3 lần/tuần

Có các biểu hiện sau trong ít nhất 1 trong 4 lần đi ngoài:

Căng thẳng

Phân khô, cứng, sần

Cảm giác tắc nghẽn hậu môn, trực tràng

Có cảm giác đi ngoài không hết

Cần rặn mạnh trong khi đi đại tiện

Nhiều người cho rằng táo bón ở trẻ em sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày đến 1 tuần. tuy nhiên, nếu tìm hiểu rõ, táo bón ở trẻ em cũng được chia thành 2 loại khác nhau là táo bón chức năng (thông thường) và táo bón triệu chứng lý.

Táo bón chức năng: Thường do chế độ ăn, uống và thói quen sinh hoạt chưa hợp lý

Táo bón bệnh lý: có thể là những biểu hiện các bệnh lý viêm đường tiêu hóa, bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý hệ thần kinh, bệnh phình đại tràng bẩm sinh, bệnh lý xung quanh hậu môn...nguyên nhân này tuy chiếm tỷ lệ không nhiều trong số trẻ mắc táo bón nhưng cha mẹ cũng nên đặc biệt lưu ý. nếu không được khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời triệu chứng chuyển biến theo chiều hướng không tốt ảnh hưởng đến toàn cơ thể, bé có thể bị sút cân, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm... đây là điều mà không cha mẹ nào muốn con gặp phải.

Cách chữa táo bón cho trẻ

Cho con uống nhiều nước để trị táo bón ở trẻ em

Mất nước thường xuyên có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ em. để ngăn chặn điều này, bạn phải cho bé uống nhiều nước cũng như giữ nước cho cơ thể. khi con yêu bị táo bón, bạn có thể thử cải thiện tình hình bằng cách cho con uống một ít nước khoáng có gas.

Một số nghiên cứu cho rằng loại nước này hiệu quả hơn nước lọc trong việc làm giảm táo bón, kể cả táo bón vô căn mạn tính hoặc mắc phải hội chứng ruột kích thích (ibs). tuy nhiên, đừng sử dụng những loại nước ngọt có gas vì đây là lựa chọn không tốt cho sức khỏe và có thể làm chứng táo bón ở trẻ em trở nên tồi tệ hơn.

Bổ sung chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, không lên men

Trẻ nhỏ bị táo bón thường được khuyên nên nạp vào chất xơ nhiều hơn. điều này là do việc tăng cường chất xơ cho cơ thể sẽ hỗ trợ khả năng vận động của ruột, khiến phân dễ đi qua hơn. trên thực tế, một đánh giá gần đây cho thấy 77% trường hợp bị táo bón mạn tính có thể cải thiện khá nhiều chỉ nhờ vào việc dung nạp thêm chất xơ.

Tuy nhiên, có một vài ý kiến cho rằng nếu hấp thụ chất xơ quá nhiều có thể khiến tình trạng táo bón ở trẻ em trở nên tồi tệ hơn. tuy chất xơ có thể làm tăng tần suất đi vệ sinh, nhưng không giúp giảm các triệu chứng táo bón khác, ví dụ như phân quá rắn, đau bụng, đầy hơi…

Mận khô trị táo bón cho trẻ

Mận và nước ép mận thường được biết đến như là phương Thu*c tự nhiên để trị táo bón. Ngoài chất xơ, mận còn chứa sorbitol nhuận tràng tự nhiên. Thêm vào đó, các nhà khoa học đã nhận định rằng mận khô mang lại tác dụng hiệu quả hơn chất xơ.

Nếu bé yêu bị táo bón, mận khô có thể là giải pháp tự nhiên dễ dàng nhất, bạn chỉ cần cho con dùng khoảng 50g (tương đương gần 7 trái mận) hai lần một ngày.

Trị táo bón cho trẻ bằng mật ong

Cách chữa táo bón bằng mật ong cho trẻ an toàn và công hiệu số 1. mật ong có tính nóng làm vùng cơ hậu môn kích thích. mẹ nhúng đầu tăm bông mềm vào mật ong, rồi thụt ngoáy sâu khoảng 1cm hậu môn của bé.

Rau mồng tơi trị táo bón

Cọng rau mồng tơi, mẹo dân gian trị táo bón rất lành giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng. mẹ chọn cọng cứng, thân to theo tháng tuổ, rửa sạch sẽ, tước vỏ ngoài rồi dùng phần cuống ngoáy hậu môn trẻ 3-4 cái. bé không bị tổn thương, đau đớn thậm chí còn cười khoái chí vì cọng khi tước vỏ vẫn còn chất nhờn.

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/mach-ban-cach-xu-ly-tao-bon-o-tre-em-53416.html

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/mach-ban-cach-xu-ly-tao-bon-o-tre-em/20210512015050995)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ăn bất cứ cái gì vào là khoảng vài tiếng sau em buồn đi, có lúc chỉ buồn tiểu thôi mà cũng kèm đại tiện luôn. BS của Mangyte cho em hỏi, em bị làm sao ạ?
  • Em bé 24 ngày tuổi đi ngoài 20 lần 1 ngày, phân màu vàng, hơi lỏng. Bm bé đi ngoài nhiều như vậy có nguy hiểm không, Mangyte ơi?
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người già bị táo bón nhiều hơn. Để đề phòng, nên ăn nhiều rau quả, vận động thường xuyên…
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,… Bên cạnh việc dùng Thu*c, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có thể sử dụng một số thực phẩm - vị Thu*c sau đây có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY