Cây thuốc quanh ta hôm nay

Mạch đông lô căn ẩm - trà dược thanh nhiệt

Mùa hạ, tiết trời nóng bức, nhu cầu bổ sung nước cho cơ thể là rất lớn.

Bài viết này xin được giới thiệu một trong những ví dụ điển hình để độc giả tham khảo, đó là loại trà có tên gọi là mạch đông lô căn ẩm.

Loại trà dược này thực chất có nguồn gốc từ bài Thu*c cổ Mạch đông lô căn thang do Tôn Tư Mạo, y gia trứ danh đời Đường (Trung Quốc), người từng được hậu thế tôn vinh là “dược vương” sáng chế, có công dụng thanh lương tiêu thử, thường được dùng để phòng chống tình trạng mất nhiều mồ hôi và các chứng bệnh trong mùa hè. Trên cơ sở phương thang này, các y gia đời sau đã phát triển và cấu tạo ra nhiều bài Thu*c khác có công năng tương tự, ví như Ngô Cúc Thông, y gia thuộc trường phái Ôn bệnh đời Thanh, đã chế ra phương thang Ngũ chấp ẩm được ghi trong sách Ôn bệnh điều biện, gồm nước ép của 5 loại củ quả và dược liệu là lê, mã thầy, rễ lau, mạch đông và ngó sen.

Mạch môn đông, thứ cây có rễ củ rất mềm, chứa nhiều nước, tính mát, vị ngọt, có công dụng: nhuận phế dưỡng âm, ích vị sinh tân, thanh tâm trừ phiền, thanh nhiệt giảm ho.

Sách Bản thảo tân biên đã viết: “Mạch môn đông, tả phế trung chi phục hỏa, thanh vị trung chi nhiệt tà, bổ tâm khí chi lao thương, chỉ huyết gia chi ẩu thổ, ích tinh cường âm, giải phiền chỉ khát, mỹ nhan sắc, duyệt cơ phu, thoái hư nhiệt, giải phế táo, định khái thấu” (mạch đông có tác dụng làm hết hỏa tà ẩn nấp trong phế, thanh trừ nhiệt tà trong vị, bổ tâm khí, cầm máu, chống nôn, ích tinh dưỡng âm, giải khát trừ phiền, làm cho da khỏe và đẹp, có lợi cho nhan sắc, trừ hư nhiệt, chữa phế táo và giảm ho).


Trà mạch môn đông dùng thích hợp trong mùa hè dự phòng say nắng, nóng.

Theo dược học hiện đại, mạch đông có chứa nhiều tinh dầu, glucoside và nhiều chất khác, trong đó đặc biệt có tới 28 nguyên tố vi lượng rất cần cho cơ thể. Kết quả nghiên cứu dược lý cho thấy: mạch đông có tác dụng kháng khuẩn, trấn tĩnh và chống co giật, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, cải thiện sức co bóp cơ tim, bảo hộ tế bào cơ tim, nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, điều hòa đường huyết và làm tăng sự vận chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa.

Lô căn là rễ của cây lau, còn được gọi là vĩ căn, thuận giang long, lô đông căn, lô sài căn, lô thông... tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt sinh tân, trừ phiền chỉ ẩu, thường được dùng để chữa các chứng bệnh có sốt gây mất nước phiền khát, nôn do vị nhiệt, viêm hầu họng, viêm loét môi miệng, viêm quanh răng, viêm đường tiết niệu, hoàng đản, sỏi mật và các chứng viêm nhiệt khác. Theo kinh nghiệm của người xưa, trong mùa hè thu, dịch chiết lô căn có khả năng bổ sung lượng nước đã mất qua đường mồ hôi đồng thời còn kích thích tiêu hóa, tạo ra cảm giác thèm ăn.

Nhà Dược học vĩ đại Lý Thời Trân đã viết: “Ích thực gia xan, tu tiên lô phác” (muốn lợi cho tiêu hóa nên dùng lô căn, hậu phác). Nghiên cứu hiện đại cho thấy, lô căn có tác dụng giải nhiệt, trấn tĩnh và giảm đau. Theo kinh nghiệm của cổ nhân, lô căn thường được phối hợp với mạch môn đông hoặc ngọc trúc để làm tăng tác dụng thanh nhiệt.

Thành phần và cách dùng

Mạch đông 120g, lô căn 150g. Hai thứ rửa sạch, thái vụn, phơi hoặc sấy khô, trộn đều rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi lần lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút là có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Có thể chế thêm một chút đường phèn cho dễ uống.

Công dụng

Thanh nhiệt giải thử, dưỡng âm sinh tân, chỉ khát trừ phiền, dùng thích hợp trong mùa hè, khi thời tiết nóng bức, mất nhiều mồ hôi, cơ thể mỏi mệt, họng khô miệng khát, đầu nặng mắt hoa, ngực bụng bồn chồn rạo rực không yên, dự phòng tích cực tình trạng say nắng, say nóng và các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, viêm đường tiết niệu, viêm da...

BS. Thanh Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mach-dong-lo-can-am-tra-duoc-thanh-nhiet-n160706.html)

Chủ đề liên quan:

thanh nhiệt trà dược thanh nhiệt

Tin cùng nội dung

  • Cây mận còn có tên lý (mai mơ - lý mận - đào đào), có nhiều chất dinh dưỡng. Với tính năng bổ âm, sinh tán chỉ khát
  • Lô căn còn có tên khác là lô vi căn, rễ sậy, vi hành, là phần thân rễ dưới mặt đất của cây lau hoặc cây sậy.
  • Vào những ngày hè nóng nực, nhu cầu về nước uống của cơ thể là rất lớn. Thật khó có thể kể hết các loại nước giải khát mang tính công nghiệp đang lưu hành trên thị trường hiện nay,
  • Theo Đông y, ba ba vị ngọt, tính bình; vào can, thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY