Mang giày cao gót nhiều không tốt cho các khớp
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học hàn quốc, khi sử dụng giày cao gót, ngoài các cơ bắp ở chân, lưng thì cột sống cũng hoạt động hết công suất để nâng đỡ trọng lượng cơ thể. cụ thể, đi giày cao gót khiến độ thăng bằng của cơ thể giảm đi, đẩy trọng tâm của người về phía trước để lấy tư thế cân bằng. tư thế này làm cho hông, cột sống và khớp gối bị lệch khỏi trục S*nh l* vốn có. điều này khiến phái nữ sẽ thấy lưng nhức mỏi, gai cột sống, dáng đi không còn thẳng đẹp.
Hơn nữa, với tần suất sử dụng giày cao gót liên tục và thường xuyên, xương khớp đầu gối sẽ bị tổn thương. do vậy, sớm hay muộn, việc mang giày cao gót quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp mãn tính ở phụ nữ.
Mang giày cao gót nhiều có thể gây biến dạng về hình dáng chân
Sau nhiều năm liên tục sử dụng giày cao gót, ngón chân cái có thể dần lệch về phía ngón chân kế tiếp. Việc đi giày bó mũi chân, vị trí chân của ngón cái càng nhô ra, vị trí đó dần tạo thành vết chai hoặc phần xương không còn ở trạng thái ban đầu. Không chỉ vậy, khi ngón cái bị nghiêng, chúng có xu hướng chồng lên ngón kế tiếp, khiến bàn chân trông mất thẩm mỹ.
Giày cao gót được chị em phụ nữ ưa chuộng nhưng nếu lạm dụng cũng tác hại khôn lường cho bàn chân
Mang giày cao gót có thể làm tổn thương ngón chân
Khi đi giày cao gót kín mũi trong thời gian lâu, bàn chân sẽ bị gò bó trong tư thế “dốc”. điều đó khiến sức nặng của cơ thể dồn về phía mũi chân, gây ra hiện tượng phù nề và đau nhức mũi chân. việc đi loại giày này lâu dài còn có thể gây ra u dây thần kinh morton (phì đại dây thần kinh bàn chân) và dị dạng bàn chân, nhất là đối với giày cao gót có mũi giày nhọn, hẹp gây bó ép các tổ chức xung quanh dây thần kinh của ngón chân 3 và 4.
Chọn giày cao gót như thế nào cho an toàn?
Theo các bác sĩ tại khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Việt Đức, hầu như chị em phụ nữ nào cũng đều có giày cao gót, có đôi gót nhọn, có đôi gót vuông, có đôi mũi giày tròn êm chân, nhưng cũng có những đôi giày gót nhọn hoắt cao trên 10cm, mũi giày nhọn bó chặt vào những ngón chân. Trường hợp giày vừa cao vừa nhọn, chất liệu may giày lại cứng nữa thì đôi giày không tiện cho chị em đi bộ trong thời gian dài.
Do đó, các chị em không nên đi những đôi giày quá cao, mũi quá nhọn và nếu có cơ hội thì trong những ngày phải đi giày cao gót kéo dài cũng thỉnh thoảng nên cho chân nghỉ trên những đôi dép thấp gót và êm chân.
Trong trường hợp ngón chân cái bị lệch trục hoặc diện khớp của bàn chân bị biến dạng, cần thăm khám để có thể chỉ định biện pháp điều trị, nhưng cũng có những trường hợp phải phẫu thuật mới điều trị được. khi đó, các bác sĩ sẽ mở phần bị biến dạng để chỉnh lại xương và dây chằng, có thể phải bắt vít để xương cố định ở vị trí bị lệch và sau phẫu thuật chỉnh hình, bệnh nhân sẽ phải tập phục hồi chức năng. những trường hợp bị đau ở phần cân gan bàn chân hoặc đau tạm thời vì đi giày cao gót thì có thể xoa bóp thể phục hồi.
Theo An Dương/VietQ
Link bài gốc Lấy link
http://vietq.vn/mang-giay-cao-got--dep-thanh-lich-nhung-neu-lam-dung-tac-hai-kho-luong-d160323.htmlTheo An Dương/VietQ
Chủ đề liên quan:
giày cao gót không nên đi giày cao gót nhiều lạm dụng mang giày mang giày cao gót sức khỏe tác hại tác hại khi lạm dụng giày cao gót xương khớp