Quan niệm phụ nữ mang thai bị cấm ăn quả đào là sai lầm và vô tình đã khiến chị em bỏ qua một loại quả rất tốt cho sức khỏe. (ảnh minh họa)
Trong dân gian thường truyền tai nhau và nhiều người hiện đại cũng tin rằng bà bầu không được ăn đào, vì đây là một trong những thực phẩm dễ khiến mẹ bầu bị sảy thai, bé sinh ra có thể bị câm, điếc hoặc cơ thể sẽ có nhiều lông trên người. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một bằng chứng khoa học nào khẳng định quan niệm trên là đúng.
Thực tế quan niệm phụ nữ mang thai bị cấm ăn quả đào là sai lầm và vô tình đã khiến chị em bỏ qua một loại quả rất tốt cho sức khỏe. tuy nhiên, với bất cứ loại thực phẩm nào, các chuyên gia luôn khuyên mẹ bầu nên ăn ở mức độ vừa phải, điều độ, ăn quả tươi, rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn để đảm bảo an toàn nhất. trái đào chưa được rửa sạch có thể chứa ký sinh trùng và vi khuẩn có hại dễ dẫn đến các bệnh như listeriosis và nhiễm toxoplasma.
Quả đào (có tên tiếng anh là Peach: quả đào lông hay Nectarine: quả xuân đào) có mùi thơm đặc biệt, vị ngọt rất hấp dẫn người ăn và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao có lợi cho sức khỏe. Vitamin và khoáng chất trong quả đào cũng rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
Theo các chuyên gia, bà bầu ăn quả đào trong thai kỳ sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh. các vitamin, khoáng chất và folate trong trái đào sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đột sống ở thai nhi. ngoài ra, những dưỡng chất này cũng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của em bé.
Bà bầu ăn quả đào trong thai kỳ sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh. (ảnh minh họa)
Quả đào là nguồn thực phẩm dồi dào chất xơ và vitamin C góp phần cho sự tăng trưởng và phát triển của em bé trong cơ thể mẹ. Các hàm lượng dinh dưỡng trong loại trái cây này cũng giúp cơ bắp và mạch máu thai nhi phát triển tốt. Ngoài ra, hàm lượng kali trong quả đào còn giúp ngăn ngừa chuột rút ở cơ bắp và tăng cường năng lượng cho mẹ khi mang thai.
Trong quả đào còn có chứa lutein – một dưỡng chất quan trọng giúp tăng cường sức khỏe đôi mắt và giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh ở mắt trong thai kỳ. Thêm nữa, lutein hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh đục thủy tinh thể phát triển. Vitamin A và beta-carotene trong quả đào cũng giúp duy trì sức khỏe đôi mắt, cải thiện tầm nhìn và ngăn ngừa nguy cơ mắt bị khô, nhòe.
Hàm lượng kali trong quả đào rất có lợi cho các tế bào thần kinh của mẹ khi mang bầu. Kali giúp hỗ trợ quá trình tổng hợp protein và quá trình trao đổi chất giúp duy trì cân bằng điện giải và thúc đẩy hoạt động của cơ bắp. Ngoài ra, dinh dưỡng trong trái cây này còn giúp giảm nguy cơ gặp các rối loại như giảm kali huyết – có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ bắp của mẹ khi mang bầu, sinh nở.
Trong quả đào có chứa bioflavonoids, lutein, beta-carotene, vitamin C và chất chống oxy hóa… có tác dụng bảo vệ làn da mẹ bầu khỏi tác hại xung quanh và tăng cường sức khỏe làn da. Vitamin C còn hỗ trợ việc tổng hợp collagen, duy trì các mô da săn chắc. Còn lutein giúp bảo vệ làn da của mẹ khỏi tác hại của các gốc tự do và tia UV.
Trong quả đào có chứa bioflavonoids, lutein, beta-carotene, vitamin C và chất chống oxy hóa… có tác dụng bảo vệ làn da mẹ bầu khỏi tác hại xung quanh và tăng cường sức khỏe làn da. (ảnh minh họa)
Chất xơ trong quả đào còn giúp thúc đẩy hệ thống tiêu hóa, duy trì hệ tiêu hóa của mẹ bầu khỏe mạnh. Chất xơ này sẽ hấp thụ nước một cách dễ dàng, thúc đẩy nhu động ruột trơn tru, ngăn ngừa nguy cơ táo bón, viêm loét, viêm dạ dày trong thai kỳ. Thêm nữa, loại quả này còn có tác dụng giải độc, thải độc tố ra khỏi cơ thể mẹ.
Axit chlorogenic trong quả đào giúp ngăn chặn các khối u, làm ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư và bảo vệ mẹ bầu khỏi sự phát triển của bệnh ung thư ruột, ung thư phổi trong tương lai.
Chủ đề liên quan:
ăn đào khi mang bầu ăn đào trong thai kỳ ba bau bà bầu bà bầu ăn đào có được không bà bầu ăn đào con bị câm bà bầu có được ăn đào mang thai