Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Mang thai ra máu nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?

Một số mẹ bầu trong quá trình mang thai ra máu nhưng không đau bụng. Vậy trường hợp này có nguy hiểm không và cần phải xử lý như thế nào?

Nguyên nhân mang thai ra máu nhưng không đau bụng?

Có khoảng 1/3 số phụ nữ mang thai có xuất hiện tình trạng ra máu nhưng không đau bụng. Tuy nhiên, không phải trường hợp mang thai ra máu nhưng không đau bụng nào cũng nguy hiểm. Nguyên nhân ra máu khi mang thai có thể là những lý do sau đây:

1. Thai làm tổ trong buồng tử cung

Nếu đang mang thai ở tháng đầu tiên mà xuất hiện tình trạng ra máu và không đau bụng thì mẹ có thể không cần phải quá lo lắng. Ra máu có thể chỉ là máu báo thai thông thường. Tình trạng chảy máu báo thai chỉ là những chấm màu nâu, màu phớt đỏ có kèm dịch nhày, chỉ xuất hiện một chút hoặc 2-3 ngày thì sẽ biến mất. Ngoài ra tình trạng ra máu này không kèm theo cảm giác đau bụng nên mẹ cũng không cần phải quá lo. Đó là dấu hiệu của việc thụ thai thành công.

Theo các chuyên gia thì hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu hay còn gọi là máu báo thường xuất hiện trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Lúc này phôi thai do trứng và tinh trùng tạo thành đã di chuyển tới buồng tử cung và đang tìm vị trí thích hợp để làm tổ trên thành tử cung. Quá trình thai làm tổ này có thể gây chảy máu nhẹ ở một số bà bầu và thường được gọi là máu báo thai.

Tình trạng ra máu khi mang thai 5 tuần, 6 tuần nhưng không đau bụng thì không quá nguy hiểm. Mẹ bầu chỉ cần chú ý đi lại nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều và theo dõi thêm. Nếu như tình trạng chảy máu kéo dài và nhiều hơn thì cần phải tới bác sĩ để khám.

2. Do nội tiết tố thay đổi

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu có nhiều xáo trộn và thay đổi. Sự thay đổi này có thể gây chảy máu *m đ*o trong thời gian ngắn với số lượng một chút máu. Tuy nhiên, tình trạng ra máu này không nhiều và sẽ nhanh chóng hết khi cơ thể mẹ đã thích nghi được với sự thay đổi nội tiết tố này.

3. Quan hệ T*nh d*c khi mang thai

Khi mang thai, nhiều cặp vợ chồng vẫn có quan hệ T*nh d*c nếu cơ thể mẹ khỏe mạnh và thai đã ổn định. Tuy nhiên, lưu ý rằng các bạn nên chọn những tư thế quan hệ an toàn, giảm tần suất và tránh những động tác kích thích có thể gây co thắt tử cung, Việc quan hệ không an toàn có thể gây đau và gây chảy máu *m đ*o cho mẹ bầu. Thời gian đầu mới mang thai và những tháng cuối thai kỳ thì mẹ nên tránh quan hệ để gây kích thích tử cung, ảnh hưởng đến thai nhi.

4. Viêm nhiễm V*ng k*n

Trong thời gian mang thai, có nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng viêm nhiễm cơ quan Sinh d*c. Nguyên nhân thường là do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể, làm mất cân bằng độ pH trong *m đ*o, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm phát triển gây viêm nhiễm. Các biểu hiện có thể là ngứa, có nhiều khí hư, thậm chí là ra máu. Trong trường hợp này thì bạn cần phải đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, thăm khám và đưa ra cách điều trị phù hợp.

5. Do ảnh hưởng của những lần khám thai

Khi đi thăm khám tại các cơ sở y tế, các bác sĩ có thể sử dụng một số dụng cụ như mỏ vịt để quan sát bên trong tử cung. Vào tháng cuối thai kỳ, có thể bác sĩ cần phải kiểm tra cơ quan Sinh d*c của mẹ bầu kỹ hơn để xem tử cung đã mở chưa, có vấn đề gì bất thường không. Sau khi đi khám về thì mẹ thấy *m đ*o có chảy ra một chút máu. Đó có thể là khi

Lưu ý:

Những trường hợp mang thai ra máu nhưng không đau bụng như trên thường mẹ bầu không cần lo lắng, lượng máu thường chảy rất ít và không gây đau bụng. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần theo dõi và lưu ý, nếu lượng máu chảy ra nhiều, màu đỏ tươi, lại kèm theo đau bụng thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của mẹ bầu hoặc thai nhi đang gặp vấn đề.

Đau bụng và ra máu khi mới mang thai hay khi thai đã ổn định đều là dấu hiệu nguy hiểm. Đó có thể là dấu hiệu của các tình trạng như chảy máu như dọa sảy, mang thai ngoài tử cung, tụ máu màng đệm, bong nhau thai… nếu như không thăm khám kịp thời thì có thể rất nguy hiểm. Trường hợp ra máu khi mang thai tháng cuối thì cũng cần phải tới ngay bệnh viện để thăm khám, vì đó rất có thể là dấu hiệu chuyển dạ.

Mẹ bầu phải làm gì khi mang thai ra máu nhưng không đau bụng?

Khi mang thai ra máu nhưng không đau bụng thì mẹ bầu cần hết sức bình tĩnh và nên thực hiện những việc sau đây để bảo vệ sức khỏe của bản thân và bé yêu của mình:

- Hãy theo dõi lượng máu, kể từ khi nó xuất hiện. Có thể dùng băng vệ sinh để biết nó chảy ít hay chảy nhiều, có màu sắc như thế nào.

- Nên nằm nghỉ ngơi nhiều, hạn chế đi lại và làm việc nặng, tránh vận động mạnh và ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng.

- Vệ sinh cơ quan Sinh d*c hàng ngày bằng các dung dịch vệ sinh thích hợp với mẹ bầu để tránh viêm nhiễm. Tránh thụt rửa hoặc sử dụng những dung dịch rửa dễ làm mất cân bằng độ pH trong *m đ*o.

- Sớm đến bác sĩ để được thăm khám, tìm nguyên nhân chảy máu và có biện pháp điều trị kịp thời. Tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra như: thai ngoài tử cung, động thai, sảy thai,…

- Tránh việc quan hệ T*nh d*c trong giai đoạn này vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi

Những lời khuyên hữu ích để có thai kỳ khỏe mạnh

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn cần biết cách chăm sóc bản thân và hiểu biết đầy đủ về các kiến thức cần thiết và nhất định đừng quên những điều sau đây:

-Khám thai định kỳ theo đúng lịch mà bác sĩ hướng dẫn. Đây là một việc quan trọng giúp mẹ bầu có thể theo dõi sức khỏe của thai nhi và bản thân mình một cách chính xác nhất. Ngay từ khi biết mình có thai mẹ cần đi khám ngay và khám lại ở những mốc quan trọng.

Ngoài ra khi có bất cứ một dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe trong suốt thai kỳ, mẹ cần tới bệnh viện để được thăm khám chính xác nhất.

- Mẹ bầu nên chú ý tăng cường ăn các loại rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, duy trì các hoạt động vận động như đi bộ, tập yoga, bơi lội,… Những việc làm này giúp tăng cường sức khỏe, giảm tình trạng táo bón, giảm đau nhức mỏi lưng, tinh thần thoải mái và vui vẻ hơn.

- Mẹ bầu nên chú ý đến tư thế đi, đứng, làm việc, nghỉ ngơi. Các tư thế đúng giúp bạn tránh đau mỏi, mệt và bảo vệ an toàn cho thai nhi. Không nên chạy, đi giày cao gót, cúi gập người hay với những đồ vật cao…

- Bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất, đặc biệt sắt, axit folic, DHA và canxi. Đây là các vitamin và khoáng chất rất quan trọng giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Có thể sử dụng các loại viên uống hoặc vitamin tổng hợp dành cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ.

- Tránh hút Thu*c, uống rượu, cắt giảm cafein trong chế độ sinh hoạt. Vì đây đều là những chất độc hại có thể gây ra nhiều vấn đề cho thai nhi và chính sức khỏe của mẹ trong thai kỳ.

Mang thai ra máu nhưng không đau bụng có thể không gặp nguy hiểm nhưng các mẹ cũng tuyệt đối không được chủ quan. Hãy theo dõi các dấu hiệu và tới bác sĩ để thăm khám để biết được chính xác tình hình sức khỏe của thai nhi.

Mang thai và sinh con là một thiên chức thiêng liêng mà mỗi phụ nữ đều trải qua. Với những thông tin trong bài viết này, hy vọng mẹ đã tìm được biện pháp tốt nhất cho mình và bé yêu của mình nhé!

Minh Trang | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/mang-thai-ra-mau-nhung-khong-dau-bung-co-nguy-hiem-khong-353831.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/mang-thai-ra-mau-nhung-khong-dau-bung-co-nguy-hiem-khong-353831.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/mang-thai-ra-mau-nhung-khong-dau-bung-co-nguy-hiem-khong-353831)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY