Sức khỏe hôm nay

Mất ngủ khi về già

Mất ngủ là một trong những tình trạng phổ biến khi về già, là một phần của sự lão hóa.
Các nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân trong đó phải nói tới sự thay đổi về thể chất, tinh thần cũng như bệnh tật.

Nguyên nhân do sự thay đổi S*nh l*: Ở người cao tuổi, do quá trình lão hóa tự nhiên đã làm giảm hiệu quả hoạt động hệ thống kiểm soát nhịp sinh học (thức-ngủ) của cơ thể và làm giảm đi sự thích nghi của người già với những thay đổi tác động vào cơ thể con người; làm giảm khả năng duy trì những hoạt động bình thường trước những thay đổi của môi trường, gây rối loạn hoạt động của cơ thể, trong đó có giấc ngủ.

Nguyên nhân do bệnh lý: Chứng ngừng thở khi ngủ và chứng rối loạn vận động có chu kỳ khi ngủ tăng lên khi tuổi càng cao. Người già cũng hay bị đau, đặc biệt là đau cơ khớp và thường đau nhiều hơn khi gần về sáng. Các chức năng thận bị suy giảm cũng khiến người già hay đi tiểu đêm, những bệnh lý thần kinh (bệnh Parkinson, Alzheimer), các bệnh lý tâm thần (bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu), sang chấn tâm lý (mất đi người bạn đời, bạn thân, nghỉ hưu, sự cô đơn...).

Ảnh hưởng của Thu*c dùng điều trị bệnh: Người già dùng nhiều loại Thu*c để điều trị bệnh. Các loại Thu*c ảnh hưởng đến giấc ngủ là theophyline và caffein... làm tăng sự thức tỉnh trong đêm và giảm tổng thời gian ngủ. Những Thu*c bán không cần kê đơn như Thu*c ho, Thu*c dị ứng, Thu*c gây chán ăn có thể chứa caffein. Những người hút Thu*c lá bị mất ngủ nhiều hơn những người không hút Thu*c vì trong Thu*c lá chứa chất nicotin, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một số thói quen không tốt có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ như uống rượu, hay ngủ ngày hoặc hay nằm trên giường đọc sách hoặc xem tivi làm giảm chất lượng giấc ngủ về đêm.

Biểu hiện của mất ngủ

Biểu hiện của mất ngủ ở người già thường là cảm giác mệt mỏi, khó khăn trong việc tập trung vào công việc, giảm trí nhớ, không có cảm giác thoải mái, không thể ngủ được, phải mất nhiều thời gian mới có thể đi vào giấc ngủ, thường xuyên thức dậy vào buổi đêm, không thể ngủ trở lại sau khi thức giấc, buồn ngủ vào ban ngày nhưng không ngủ được, đau đầu vào buổi sáng. mất ngủ kéo dài sẽ làm cơ thể và tinh thần luôn mệt mỏi, lo lắng, tâm lý không ổn định và không kiềm chế được cảm xúc. Những ảnh hưởng to lớn của mất ngủ đến sức khỏe có thể là những bệnh lý nghiêm trọng hơn đe dọa tính mạng con người...

Điều trị mất ngủ như thế nào?

Biện pháp không dùng Thu*c

Người cao tuổi nên học cách thư giãn để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần. Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ... Phòng ngủ không nên dùng cho các công việc khác. Tránh tối đa môi trường phòng ngủ không thoải mái, tránh uống cà phê, rượu hoặc hút Thu*c lá; không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ; ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ; tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ; nên tắm nước ấm trước khi đi ngủ để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.

Cần phải đi ngủ và thức dậy đúng giờ; tránh ngủ ngày quá nhiều; tập thể thao hằng ngày nhưng không nên tập trước giờ đi ngủ; chỉ nằm trên giường khi ngủ, tránh nằm trên giường đọc sách, xem tivi...; mặc quần áo phải thoải mái, rộng rãi khi đi ngủ. Nếu bạn nằm trên giường 30 phút mà chưa ngủ được thì hãy ra khỏi giường và có những hoạt động nhẹ nhàng ví dụ như nghe nhạc, đọc sách nhưng tránh tiếp xúc với ánh sáng chói.

Biện pháp dùng Thu*c

Việc sử dụng Thu*c điều trị mất ngủ cần phải được đi khám và có sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nên sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng dưỡng tâm an thần được ông cha ta sử dụng lâu đời dùng để chữa mất ngủ rất hiệu quả như: tâm sen, vông nem, trà hoa, tam thất...

Người bị mất ngủ có thể phải dùng Thu*c trong các trường hợp nguyên nhân gây mất ngủ là do bệnh khác; mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân. Những người này được dùng Thu*c gây ngủ.

BS. Trịnh Thị Bích Huyền

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/mat-ngu-khi-ve-gia-n122940.html)

Chủ đề liên quan:

mat ngu mất ngủ mat ngu o nguoi cao tuoi

Tin cùng nội dung

  • “Ăn được ngủ được là tiên”. Nhưng với những người cao tuổi, việc có được cảm giác mình là “tiên” quả thật là khó bởi vì người cao tuổi thường hay gặp những rối loạn về giấc ngủ, đặc biệt là mất ngủ.
  • Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi (NCT) liên quan rõ rệt với sự sụt giảm bài tiết một nội tiết tố của tuyến tùng có tên là melatonin – một chất có vai trò điều hòa nhịp thức - ngủ.
  • Trang mạng của tạp chí sức khỏe Prevention (Mỹ) gần đây đưa ra lịch trình giờ giấc để những người bị chứng mất ngủ có thể cải thiện sức khỏe do thiếu ngủ.
  • Thông thường một ngày cần 8 tiếng nghỉ ngơi giúp khôi phục hoặt động của não bộ sau một ngày lao động mệt mỏi. Ít ngủ sẽ là “kẻ thù” số 1 dẫn tới sự suy giảm hoạt động của não bộ
  • Trong đời sống, sen có nhiều lợi ích thiết thực, các bộ phận của cây này vừa được dùng để làm thức ăn bổ dưỡng, vừa được dùng để làm Thu*c.
  • (Mangyte) - Dạo này em không biết mình bị gì mà cứ mất ngủ hoài, trung bình mỗi ngày em ngủ được có 5 tiếng.
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY