Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Máu nhiễm mỡ và nguy cơ đột quỵ

Máu nhiễm mỡ là mức độ các chất béo (lipid) trong máu cao. Những chất béo này bao gồm cholesterol và chất béo trung tính (có trong dầu thực vật và mỡ động vật).

Chúng rất quan trọng đối với các cơ quan chức năng của cơ thể nhưng khi lượng chấtbéo quá cao thì chúng có thể đặt con người vào nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Máu nhiễm mỡ xảy ra khi chế độ ăn uống của chúng ta có chứa quá nhiều cholesterolvà chất béo (ví dụ như thịt, phô mai, kem, trứng, tôm, cua, sò, hến, v.v…) khi đó cơ thể sẽ sảnsinh ra quá nhiều cholesterol và chất béo.

Chúng ta có thể hiểu rằng các chất béo không thể hòa tan nên nó không thể tan vàdi chuyển ở dạng tự do trong máu. Để lưu thông được trong máu thì chúng cần kết hợp với một chấtkhác gọi là protein để tạo ra lipoprotein. Có ba loại lipoprotein trong cơ thể:

- Low-density lipoprotein (LDL), hay còn gọi là cholesterol "xấu" gây tích tụ vàlàm tắc nghẽn động mạch.

- High-density lipoprotein (HDL) - cholesterol "tốt" giúp ngăn ngừa việc tích tụmảng bám trong động mạch

- Triglyerides - chất béo trung tính.

Tăng mỡ máu được gây ra như thế nào?

Quá nhiều LDL hay cholesterol "xấu" có thể tích tụ trong động mạch và theo thờigian, gây ra bệnh tim hoặc đột quỵ. Ngược lại, có nhiều HDL hay cholesterol "tốt" thì chúng bảo vệtim bằng cách giúp loại bỏ việc tích tụ LDL khỏi động mạch. Mức HDL thấp và chất béo trung tính caocũng có thể làm tăng chất béo tích tụ trong động mạch và gây ra bệnh tim, đặc biệt là ở những ngườibéo phì hoặc có bệnh tiểu đường.

Các yếu tố nguy cơ khác gây ra tăng mỡ máu là gì? Bị thừa cân hoặc béo phì, khôngtập thể dục đủ, và chế độ ăn có chất béo bão hòa và cholesterol cao, ăn ít trái cây, rau và chất xơcó thể là lý do chính của việc tăng mỡ máu. Tuy nhiên, ngoài chế độ ăn uống còn có những yếu tốkhác có thể dẫn đến tình trạng này.

Tuổi tác và giới tính cũng ảnh hưởng tới lượng mỡ trong máu. Khi lớn tuổi, mức độcholesterol ở cả phụ nữ và nam giới đều tăng lên. Trước tuổi mãn kinh, phụ nữ có mức cholesteroltổng cộng thấp hơn nam giới cùng tuổi. Sau tuổi mãn kinh, mức độ LDL của phụ nữ có xu hướng tănglên, điều này không có lợi cho sức khỏe của bạn.

Ngoài ra còn có yếu tố di truyền, các gen riêng lẻ sẽ quyết định tạo ra bao nhiêulượng cholesterol trong cơ thể. Thực tế cho thấy, lượng cholesterol trong máu cao có thể di truyềnở nhiều gia đình.

Theo các chuyên gia, tăng mỡ máu có thể liên quan đến một số bệnh nội tiết nhưbệnh tiểu đường, suy giảm tuyến giáp, hội chứng phát phì; hoặc sử dụng Thu*c chỉ định như Thu*cTr*nh th*i, liệu pháp nội tiết, một số Thu*c lợi tiểu hoặc Thu*c trị cao huyết áp để điều trị bệnhtim mạch cũng có thể làm tăng mỡ máu.

Cholesterol gây nên cơn đau tim như thế nào?

Khi có quá nhiều cholesterol trong máu, nó tích tụ trong thành động mạch của bạn.Theo thời gian, sự tích tụ này gây ra "xơ cứng động mạch" đến nỗi động mạch bị thu hẹp và lưu lượngmáu đến tim bị chậm lại hoặc bị chặn. Máu mang oxy đến tim, và nếu một lượng máu và oxy vừa đủkhông thể tới tim của bạn thì bạn có thể bị đau ngực. Nếu vì tắc nghẽn mà một phần nào đó trongtrái tim của bạn hoàn toàn bị cắt đứt việc cung cấp máu thì kết quả là một cơn đau tim.

Tăng mỡ máu được chẩn đoán như thế nào? Tăng mỡ máu thường không có triệu chứng.Việc sàng lọc được thực hiện với một xét nghiệm máu đơn giản để đo mức độ cholesterol và các chấtbéo trung tính (triglycerides). Xét nghiệm máu này được thực hiện sau 9 đến 12 giờ nhịn ăn và sauđó kết quả xét nghiệm sẽ thông báo cho bạn biết lượng mỡ trong máu của bạn. Theo Chương trình Hướngdẫn Giáo dục về Cholesterol Quốc gia của Hoa Kỳ thì người trưởng thành khỏe mạnh nên được sàng lọc5 năm một lần, bắt đầu từ năm 20 tuổi. Nếu bạn có tiền sử gia đình có nồng độ cholesterol cao hoặccác yếu tố nguy cơ khác thì bạn có thể cần được kiểm tra sớm hơn và thường xuyên hơn.

Điều trị tăng mỡ máu như thế nào?

Việc hạ thấp mỡ máu là quan trọng đối với tất cả mọi người - người trẻ tuổi, trungniên và người lớn tuổi; phụ nữ và nam giới; và người có hoặc không có bệnh tim. Tăng mỡ máu đượcđiều trị với những thay đổi trong chế độ ăn uống, giảm cân và tập thể dục. Nếu cần thiết, bác sĩcũng sẽ kê đơn Thu*c cho bạn. Các loại và liều lượng của Thu*c sẽ phụ thuộc vào mức độ mỡ máu vàngoài ra nó còn phụ thuộc vào bạn có mắc các bệnh sau đây hay không: bệnh tim, tiểu đường, hoặc cácyếu tốt nguy cơ khác của bệnh tim.

Có những loại Thu*c có thể làm giảm cholesterol LDL và chất béo trung tính, hoặclàm tăng lượng cholesterol HDL. Statins là Thu*c phổ biến để làm giảm cholesterol LDL. Thu*cFibbrates và Niacin được sử dụng để làm giảm các chất béo trung tính và tăng cholesterol HDL.

Bạn nên làm gì với những thông tin ở trên? Không phải tất cả các bệnh nhân có tăngmỡ máu là giống nhau. Hãy hỏi bác sĩ của bạn bao lâu thì kiểm tra chất béo trong máu một lần. Cácrối loạn lipid đơn giản có thể được điều trị bởi bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc bắc sĩ khoatim. Tuy nhiên, các rối loạn lipid phức tạp nên được điều trị bởi một chuyện gia. Khi đó một bác sĩchuyên khoa nội tiết được đào tạo đặc biệt để chẩn đoán và điều trị các rối loạn nội tiết vàlipid.

Hãy nhớ rằng, giảm cân và hoạt động thể chất là cách tốt nhất để ngăn chặn và làmgiảm việc tăng mỡ máu. Hãy sớm kiểm tra lượng mỡ máu trong cơ thể bạn, điều này giúp bạn chủ độnghơn đối với tương lai sức khỏe của mình và sẽ giúp bạn có thời gian để thực hiện các thay đổi trướckhi phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

AloBacsi.vnTheo Thanh Tuấn - Tiền Phong/LS

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/mau-nhiem-mo-va-nguy-co-dot-quy-n92517.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY