Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Mẹ bầu bị sốt khi mang thai có nguy hiểm cho thai nhi không?

Mẹ bầu bị sốt là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai do hệ miễn dịch bị suy yếu. Mẹ cần làm gì để hạ sốt an toàn và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi là chủ đề được nhiều người quan tâm.

Nội dung bài viết:

Nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt khi mang thai

Bà bầu bị sốt có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Lưu ý khi bà bầu sử dụng Thu*c hạ sốt

Bà bầu bị sốt cần phải làm gì?

Một vài mẹo hạ sốt an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu

Lòng trắng trứng

Húng quế

Lá bạc hà

Nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt khi mang thai

Sốt là một triệu chứng bình thường của cơ thể khi phản ứng lại vi khuẩn hay viêm nhiễm. Khi nhiệt độ cơ thể ở mức từ 37,5°C – 38°C được coi là sốt.

Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu bị sốt như: Do nhiễm khuẩn, vi rút, kí sinh trùng… xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp, đường máu.

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, sức đề kháng, hệ miễn dịch trở nên yếu đi và chưa kịp thích nghi với sự thay đổi thời tiết, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến bà bầu bị sốt nóng lạnh, cảm cúm… Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ mà còn có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Bà bầu bị sốt có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Sốt rất phổ biến ở phụ nữ mang thai và có thể gây biến chứng nguy hiểm nhiều hơn các mẹ nghĩ.

Theo các chuyên gia, khi bà bầu bị sốt nhẹ có thể chưa gây ảnh hưởng gì đến thai nhi nhưng nếu sốt cao trên 39,5 độ C có thể ảnh hưởng rất nguy hiểm đến em bé. Gây ra một số trường hợp: Dọa sảy thai, đẻ non, nhiễm khuẩn huyết thai kỳ, di tật cho bé…

Thống kê cho thấy những trường hợp mẹ bầu bị sốt cao hơn 39 độ, thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh cao hơn bình thường. Rủi ro này đặc biệt cao với những mẹ mang thai từ tuần 4 – 14.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo những trường hợp thân nhiệt tăng cao trong 3 tháng đầu đều có thể tác động xấu đến bé con, đó là lý do mà những phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên xông hơi, tắm bồn nước nóng…

Nếu bà bầu bị sốt do các virus cúm, sốt xuất huyết, thuỷ đậu, zika, rubella… thì em bé trong bụng có thể bị ảnh hưởng rất nặng nề. Trong các loại này, sốt do nhiễm rubella cấp tính được xem là nguy hiểm nhất vì có thể dẫn đến hội chứng rubella bẩm sinh (kèm dị tật bẩm sinh bào thai) với nguy cơ xảy ra lên đến 90%.

Lưu ý khi bà bầu sử dụng Thu*c hạ sốt

Đứng trước những nỗi lo sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi, đa số chị em mang bầu tỏ ra lúng túng và không biết xử lý ra sao để mình hạ sốt nhanh nhất?

Khi bị sốt, Thu*c hạ sốt có thể là lựa chọn tốt đối với mọi người nhưng không phải là lựa chọn dành cho bà bầu bởi ít nhiều chúng có tác dụng lên thai nhi.

Nếu sử dụng Thu*c không đúng, cả mẹ và thai nhi sẽ phải đối mặt với một số nguy hiểm như thai nhi bị dị tật, sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ hoặc sinh non. Chính vì thế, khi dùng Thu*c hạ sốt, mẹ bầu cần nhớ:

Bà bầu có thể dùng Thu*c hạ sốt, nhưng nên tránh vào giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ.

Chỉ uống khi thấy thực sự cần.

Phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vì hiện trên thị trường có rất nhiều Thu*c hạ sốt nhưng mỗi loại lại có tác dụng phụ không mong muốn.

Việc dùng Thu*c hạ sốt sẽ rất an toàn nếu như bạn chỉ dùng sau bữa ăn, dùng trong liều quy định, không tự ý vượt quá liều trong một lần uống và trong một ngày.

Bà bầu bị sốt cần phải làm gì?

Dưới đây là một số cách hạ sốt hiệu quả, an toàn cho cả mẹ và thai nhi:

Khi bị sốt, bà bầu nên dùng khăn ướt lau mát khắp người để giúp tăng giải nhiệt qua da. Nếu sốt 39 – 40 độ C, mẹ bầu nên lau mát hạ sốt bằng nước ấm. Hãy lau thật kỹ ở cổ, ngực, hai nách, bẹn và lau liên tục cho đến khi nhiệt độ còn 38 độ C. Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ của cơ thể.

Mẹ bầu cũng có thể sử dụng miếng dán hạ sốt để hạ sốt. Lưu ý khi sử dụng miếng dán phải còn nguyên miếng, không được cắt đôi để dán ra nhiều lần vì nếu bị cắt lượng Thu*c đi vào cơ thể sẽ thay đổi.

Nhiều mẹ bầu cũng thắc mắc khi sốt thì có nên truyền nước hay không? Việc truyền nước và đạm chỉ thực sự cần thiết trong trường hợp mẹ bầu bị mất sức và không ăn uống được dài ngày, còn lại thì cũng không nên lạm dụng truyền nước vào cơ thể.

Mở các cửa cho thông thoáng, không khí mát mẻ sẽ mẹ bầu hạ sốt an toàn nhanh chóng. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tránh ngồi ngay trước hướng gió cũng như không để gió thổi trực tiếp vào người để tránh bị cảm lạnh.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhớ không ủ ấm quá nhiều hoặc ăn mặc phong phanh. Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến thân nhiệt tăng nhẹ nhưng nếu mặc ít, bạn sẽ có cảm giác ớn lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt. Nên mặc vừa phải, hợp với nhiệt độ xung quanh, quần áo cần thoáng, rộng để không khí lưu thông tốt trên da.

Bà bầu nên uống nhiều nước lọc và nước trái cây để bù lại lượng nước mất do sốt. Nước cam rất tốt để tăng sức đề kháng và hồi phục sức khỏe.

Khi bị sốt, bà bầu vẫn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Lúc này, các mẹ nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.

Nếu hạ sốt theo những cách trên mà tình hình không được cải thiện, mẹ bầu nên đi bệnh viện kiểm tra và được bác sĩ tư vấn sử dụng Thu*c thích hợp.

Một vài mẹo hạ sốt an toàn, hiệu quả cho mẹ bầu

Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng có thể làm giảm lượng nhiệt đang tăng cao như một loại gel làm lạnh, giúp hấp thu nhiệt lượng.

Cách làm: Dùng 2 – 3 lòng trắng trứng, đánh đều trong vòng 1 phút. Ngâm một chiếc khăn tay (vải mỏng) vào lòng trắng trứng rồi đắp lên lòng bàn chân, bạn nên mang vớ để dịch lỏng từ khăn tay không chảy ra ngoài. Khi khăn khô và nóng vì đã hút nhiệt, thay chiếc khăn có thấm lòng trắng trứng mới, lặp lại cho đến khi nhiệt độ cơ thể giảm.

Húng quế

Húng quế là một trong những cách hạ sốt cực nhanh lại an toàn với phụ nữ mang thai.

Cách làm: Cho 20 lá húng quế cùng 1 muỗng cà phê (khoảng 5 gram) gừng băm vào 200ml nước đun sôi cho đến khi lượng nước còn lại ½ , cho thêm một ít mật ong vào và uống nước này từ 2 đến 3 lần một ngày trong 3 ngày.

Lá bạc hà

Công dụng làm mát của lá bạc hà sẽ giúp hạ thân nhiệt, hấp thu bớt lượng nhiệt dư thừa trong cơ thể.

Cách làm: Cho khoảng 5 gram lá bạc hà băm nhuyễn vào 200ml nước nóng ngâm 10 phút rồi lọc lấy nước, cho thêm một ít mật ong và uống từ 3 đến 4 lần một ngày để cơ thể nhanh phục hồi.

Không phải tất cả trường hợp mẹ bầu bị sốt đều ảnh hưởng tới thai nhi, do đó mẹ không nên quá lo lắng. Nếu chẳng may gặp phải tình trạng này, mẹ hãy áp dụng các biện pháp hạ sốt an toàn, hiệu quả ở trên. Nếu cần, mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị phù hợp.

Theo An Nhiên/ Phụ nữ Sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/me-bau-bi-sot-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-cho-thai-nhi-khong-c20a336096.html

Theo Phụ nữ Sức khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/me-bau-bi-sot-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-cho-thai-nhi-khong-c20a336096.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/me-bau-bi-sot-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-cho-thai-nhi-khong-350951)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY