Video thai nhi trong bụng mẹ hôm nay

Mẹ bầu cần bổ sung ngay chất này để giảm tỉ lệ dị tật thai nhi ở trẻ

Acid folic rất quan trọng với mẹ bầu, nó có thể ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh, dị tật thai nhi bẩm sinh. Nhưng dưỡng chất này lại rất “khó ở”, thiếu cũng không được, thừa cũng chẳng xong. Vậy mẹ cần bổ sung sao cho đúng?

Ngăn ngừa dị tật thai nhi

Acid folic có ảnh hưởng đến sự tổng hợp DNA và RNA, tức liên quan mật thiết đến quá trình phân chia và nhân đôi tế bào. (ảnh minh hoạ)

Acid folic hay còn gọi là vitamin B9 có vai trò giúp các tế bào tăng trưởng và phát triển. Hơn hết, dưỡng chất này đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ trước và trong khi mang thai

Các không được cung cấp đủ acid folic sẽ có nguy cơ sảy thai cao, sinh non, dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh, suy dinh dưỡng bào thai. Trẻ khi sinh ra cũng dễ mắc các bệnh về thần kinh như nứt đốt sống, vô sọ, bệnh tim mạch, hở hàm ếch.

Nếu sử dụng theo đúng liều lượng trước và trong suốt thời gian mang thai thì sẽ hạn chế được 70% các trường hợp ống thần kinh. Tuy nhiên acid folic chỉ có thể có tác dụng này nếu như nó được sử dụng trước khi thụ thai và trong giai đoạn sớm của thai kỳ.

Bên cạnh việc phòng ngừa bẩm sinh, khi mang thai các chị em cần thêm một lượng acid folic cho quá trình tạo máu. Thiếu acid folic cũng có thể là yếu tố nguy cơ của cao huyết áp trong thai kỳ.

Mẹ bổ sung acid folic sao cho đúng?

Acid folic có trong thực phẩm nhưng thường sẽ không đủ cho nhu cầu của mẹ bầu (ảnh minh hoạ)

Để tránh thiếu hụt acid folic, nên ăn uống đầy đủ chất, các thực phẩm giàu dưỡng chất này có thể kể đến như cam, sữa hoặc chế phẩm từ sữa, măng tây, rau bina, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, đậu tương, khoai tây, ngũ cốc thô, quả bơ…

Tuy nhiên, acid folic lại dễ mất đi trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm. Hơn nữa, nhu cầu acid folic của mẹ sẽ tăng cao khi mang thai nên chế độ ăn thông thường không đáp ứng đủ, do đó Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị bà mẹ mang thai cần uống viên dinh dưỡng tổng hợp, có thành phần acid folic.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, tất cả phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai phải bắt đầu đủ acid folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai hoặc uống ngay sau khi biết mình mang thai và uống đến hết thời kỳ cho con bú. Nhất thiết phải đảm bảo đủ khẩu phần hàng ngày phải có đủ 400 mcg acid folic.

Khi mang thai 3 tháng đầu liều được khuyến cáo mỗi ngày là 400 mcg, từ tháng thứ 4 - tháng thứ 9 là 600mcg, khi cho con bú 500 mcg.

Những phụ nữ có nguy cơ cao (tiền sử họ hàng bị dị tật ống thần kinh, hoặc từng mang thai dị tật ống thần kinh) cần với liều lượng cao hơn khoảng 4 - 5 mg mỗi ngày (gấp 10 lần so với phụ nữ không có tiền căn con bị dị tật ống thần kinh).

Ngoài ra, mẹ bầu bị tiểu đường, động kinh, và có thể cả người béo phì cũng có nguy cơ gia tăng mang thai bị dị tật ống thần kinh. Do đó, việc acid folic ở những mẹ bầu này phải thận trọng và cần được thầy Thu*c theo dõi, có chỉ định cụ thể.

Thông thường, acid folic dư sẽ được thải ra nước tiểu và không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng cần nhớ rằng không sử dụng quá liều 1000 mcg acid folic mỗi ngày và suốt một thời gian dài có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, có vị lạ trong miệng, phấn kích.

Thậm chí, việc thiếu vitamin B12 do sử dụng acid folic liều cao sẽ rất khó xác định, dẫn đến việc không kịp thời vitamin B12, gây nên tình trạng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, rối loạn dẫn truyền thần kinh.

Thời điểm thích hợp nhất để acid folic là khoảng cách nghỉ giữa hai bữa ăn. Tuyệt đối không uống chung acid folic cùng trà, cà phê, rượu bởi nó sẽ làm giảm khả năng hấp thụ của viên bổ sung.

Tác dụng phụ của mẹ khi uống acid folic có thể là táo bón. Do đó, nên chịu khó ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau củ và uống nhiều nước để phòng hiện tượng táo bón khi mang thai.

Mẹ cần tiêu chí nào khi lựa chọn sản phẩm bổ sung acid folic?

Lựa chọn viên uống vitamin tổng hợp như thế nào để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, trong đó có acid folic là một trong những vấn đề khó nhằn của hầu hết các khi thị trường có vô số sản phẩm. Mẹ chỉ nên sử dụng những loại vitamin tổng hợp có xuất xứ an toàn, cung cấp với liều lượng vừa đủ, tránh quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/me-bau-can-bo-sung-ngay-chat-nay-de-giam-ti-le-di-tat-thai-nhi-o-tre-n164420.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY