Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Mẹ bầu chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm không?

Có khoảng 20% bà bầu bị chảy máu cam khi mang thai và thường là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý qua bài viết dưới đây.

chảy máu cam khi mang thai là trường hợp rất thường gặp ở các chị em. theo thống kê, cứ 10 thai phụ thì sẽ có 2 người bị chảy máu cam. đây là tình trạng tưởng chừng vô hại nhưng lại đem đến rất nhiều phiền toái cho các chị em trong sinh hoạt và cuộc sống. 

1. Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị chảy máu cam khi mang thai?

Trong giai đoạn thai kỳ, các hormon như estrogen và progesterone tăng nhanh đáng kể. Lúc này, lượng máu trong cơ thể cũng sẽ tăng lên nhiều lần để đáp ứng nhu cầu nuôi cơ thể cho cả mẹ lẫn thai nhi.

các mạch máu ở khu vực mũi sẽ giãn nở, lượng máu được sản xuất và cung cấp nhiều hơn mức bình thường sẽ tạo ra nhiều áp lực lớn lên các thành mạch mỏng manh ở mũi gây ra hiện tượng chảy máu cam khi mang thai.

Ngoài ra, khi mang thai trong lúc thời tiết thay đổi hay chuyển mùa trở nên lạnh khô hơn, nhiều mẹ bầu mắc các căn bệnh mãn tính như: viêm xoang, cảm cúm, dị ứng thời tiết hoặc màng nhầy trong mũi bị khô do trời lạnh, ngồi phòng máy lạnh thường xuyên cũng rất dễ bị chảy máu cam.

Hiện tượng phụ nữ bị chảy máu cam trong thai kỳ còn có thể được do nguyên nhân xuất phát từ các chấn thương và các bệnh lý nguy hiểm khác như cao huyết áp hoặc mắc chứng rối loạn đông máu.

Bên cạnh đó, một số bà bầu sử dụng các loại Thu*c chống viêm không có steroid, Thu*c làm thông xoang mũi hoặc Thu*c xịt mũi cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu cam khi mang thai.

2. Bà bầu chảy máu cam có nguy hiểm không?

Nhiều người lo lắng rằng khi mang thai chảy máu cam có sao không, có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không. nhưng có một tin vui cho các mẹ bầu là tình trạng chảy máu cam khi mang thai rất hiếm khi gây nguy hiểm cho thai phụ. 

Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo việc tăng nguy cơ bi bị băng huyết sau sinh. một số nghiên cứu gần đây cho thấy, có khoảng 10% thai phụ bị chảy máu cam bị băng huyết sau sinh.

Trong khi đó, nhóm phụ nữ không bị chảy máu cam thì tỷ lệ băng huyết sau sinh chỉ là 6%. tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào có thể khẳng định hiện tượng chảy máu cam khi có thai sẽ dẫn đến tai biến y khoa này.

3. Chảy máu cam khi mang thai 3 tháng đầu có sao không?

Ở những tháng đầu thai kỳ, nhiều phụ nữ, nhất là các chị em lần đầu tiên mang thai thường có tâm lý bất ổn. vì thế, nếu xuất hiện tình trạng chảy máu cam, các thai phụ thường sẽ rất lo lắng không biết mình có đang bệnh gì không và con mình có sao không.

Tuy nhiên, không nên quá áp lực, đó chỉ là những thay đổi của cơ thể khi bạn bắt đầu có em bé. nếu máu cam chảy ít thì chị em có thể xử lý theo những hướng dẫn phía dưới của chúng tôi, nếu máu chảy thường xuyên, chảy nhiều thì hãy tìm đến bác sĩ để được thăm khám.

4. Chảy máu cam khi mang thai 3 tháng cuối thì phải làm sao?

Tương tự như 3 tháng đầu, việc mẹ bầu thỉnh thoảng bị chảy máu cam ở những tháng cuối cũng hiếm khi ảnh hưởng đến thai nhi và quá trình sinh con.

Mặc dù vậy, nếu thai phụ có tình trạng chảy máu cam nặng và kéo dài suốt đến 3 tháng cuối thai kỳ thì nhiều khả năng các bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc cho thai phụ sinh mổ thay vì lựa chọn phương pháp sinh thường.

5. Cách xử lý tình trạng chảy máu cam khi mang thai

Các mẹ bầu có thể bị chảy máu cam một bên mũi khi mang thai hoặc cả 2 bên mũi. lúc này, các chị em cần bình tĩnh để tự xử trí dễ dàng nếu máu chảy từ các mạch máu nhỏ phía trước mũi. tuy nhiên, nếu xuất hiện trường hợp vỡ những mạch máu lớn thì tình trạng có lẽ sẽ nghiêm trọng hơn và khó có thể cầm máu hơn. mẹ bầu có thể thử vài cách dưới đây khi bị chảy máu cam:

Ngồi từ từ xuống ghế và bịt mũi lại trong khoảng 10-15 phút và cố gắng hít thở bằng đường miệng.

Đổ người về phía trước để máu có thể chảy xuống mũi và miệng thay vì xuống cổ họng. khi áp dụng cách này sẽ làm giảm lượng máu đi xuống cổ họng và khu vực dạ dày, giúp mẹ bầu hạn chế được cảm giác buồn nôn do mùi máu tanh.

Nếu là máu cam bình thường, chúng sẽ tự động ngừng chảy sau khoảng 20-30 phút. nếu bạn thực hiện việc bịt chặt mũi trong suốt 20 phút mà máu vẫn tiếp tục chảy, hoặc trường hợp máu chảy rất nhiều và chúng xuất phát từ miệng thì rất khó để tự cầm. lúc này, mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời.

Để cơ thể không tiếp diễn tình trạng chảy máu cam trong vòng 24 giờ tiếp theo, các mẹ bầu nên lưu ý:

+ Nên hạn chế làm những việc vận động mạnh như tập thể dục hay khuân vác.

+ Không thổi, ngoáy mũi hay dụi mũi quá mạnh.

+ tuyệt đối không uống rượu hoặc ăn các loại đồ nóng vì có thể làm giãn các mạch máu trong mũi khiến tình trạng chảy máu cam tái diễn.

6. Cần làm gì để tránh bị chảy máu cam khi mang thai?

+ Duy trì việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giữ độ ẩm cho màng nhầy của mũi và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

+ Nếu có xì mũi thì thực hiện nhẹ nhàng, không nên quá mạnh bạo có thể gây chảy máu mũi.

+ Khi hắt hơi nên tập thói quen mở miệng để giảm áp lực cho vùng mũi.

+ Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà, đặc biệt vào những tháng mùa đông lạnh hoặc nếu bạn sống ở những khu vực có khí hậu khô hanh.

+ Nên giữ cho phòng ngủ luôn được thoáng mát.

+ Không nên làm việc nặng hoặc luyện tập thể thao quá sức. Tránh dùng rượu bia, chất kích thích hoặc những thực phẩm gây nhiệt cho cơ thể.

+ Tránh xa khói Thu*c lá.

+ thường xuyên nhỏ hoặc xịt dung dịch nước muối loãng vào mũi 2-3 lần/ ngày giúp ngăn ngừa tình trạng mũi bị chảy máu cam.

+ Nên lưu ý nếu dùng các loại Thu*c xịt mũi, Thu*c thông mũi cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ bởi những loại Thu*c này có thể làm cho mũi thai phụ trở nên khô hơn và gây kích ứng cho mũi nhiều hơn.

7. Những thực phẩm giúp hạn chế chảy máu cam khi mang thai

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại vitamin và khoáng chất quan trọng dưới đây có thể giúp cầm máu tốt cũng như ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam khi mang thai hiệu quả:

Vitamin c: chúng có thể giúp ngăn bệnh scorbut - loại bệnh gây chảy máu cam hiệu quả. các loại thực phẩm giàu vitamin c là: ớt chuông, rau lá xanh, bông cải xanh, trái cây họ cam quýt,…

Vitamin k: thiếu vitamin k là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng chảy máu cam ở cả thai phụ lẫn người bình thường. những thực phẩm giàu vitamin k như: hành lá, rau lá xanh đậm, bắp cải, tỏi, dưa leo,…

Sắt: khi cơ thiếu sắt sẽ dẫn đến nguy cơ thiếu máu, dễ gây bầm tím biểu bì và tăng nguy cơ chảy máu cam. các loại thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản,… là những thực phẩm rất tốt cho người hay bị chảy máu cam

Kali: loại khoáng chất này giúp điều hòa chất lỏng trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng mất nước, tránh cho các mô trong mũi bị khô dễ gây chảy máu cam. thực phẩm giàu kali mẹ bầu nên bổ sung là bơ, chuối, cà chua,…

Tóm lại, chảy máu cam khi mang thai không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nên các mẹ bầu có thể yên tâm rằng chúng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé.  điều này có thể hơi phiền phức nhưng đây chỉ là tình trạng nhất thời, chúng sẽ tự khỏi sau khi bạn sinh con.

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/me-bau-chay-mau-cam-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-361582.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/me-bau-chay-mau-cam-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-361582.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/me-bau-chay-mau-cam-khi-mang-thai-co-nguy-hiem-khong-361582)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chảy máu cam Đông y gọi là “Tỵ nục”- một trong những chứng “nục huyết”, bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY