Bệnh thường gặp hôm nay

Mẹ bầu ốm nghén nôn đến rách cơ bụng, sau sinh 5 năm vẫn bị ám ảnh

Không chỉ gây suy nhược cơ thể nặng, nôn hàng chục lần mỗi ngày trong suốt toàn bộ thai kì tới mức rách cả cơ bụng, chứng ốm nghén nặng HG còn khiến Caitlin vẫn gặp phải chứng buồn nôn dai dẳng nhiều năm sau khi sinh.

Những cơn ốm nghén nặng nề đã dần được chú ý hơn trong những năm gần đây nhờ những tin tức về trải nghiệm tương tự của công nương xứ cambridge trong lần mang thai thứ 3.

Dù vậy, rất ít người biết rằng chứng ốm nghén nặng có tên khoa học là hyperemesis gravidarum (hg) này có thể gây ảnh hưởng tới các mẹ thậm chí là nhiều năm sau khi sinh, chẳng hạn như câu chuyện của caitlin dean.

me bau om nghen non den rach co bung, sau sinh 5 nam van bi am anh - 1

Trong suốt cả 3 lần mang thai, cô đều gặp phải chứng ốm nghén nặng tới tận ngày sinh này.

Chia sẻ về trải nghiệm của mình, mẹ 37 tuổi cho biết, cô cảm thấy giống như toàn bộ cơ thể mình bị nhiễm độc, người cảm giác ốm mệt 20 tới 30 lần mỗi ngày và rất nhanh bị mất nước. Chứng bệnh này khiến cô nôn nhiều tới mức gây rách một cơ bụng, để lại cho cô chứng đau lưng dai dẳng về sau.

Cô cũng chia sẻ rằng chứng ốm nghén hg này đã khiến nhiều mẹ cân nhắc lựa chọn những cách thức khác để có con.

Sau khi sinh em bé đầu lòng, hai vợ chồng đã thảo luận về việc nhận con nuôi thay vì tiếp tục sinh con. Nhưng sau đó, cả hai đã quyết định cố gắng vượt qua.

me bau om nghen non den rach co bung, sau sinh 5 nam van bi am anh - 2

Dù lần mang thai thứ hai trôi qua vô cùng tồi tệ, Cailtin vẫn tiếp tục "chiến đấu" tới lần thứ ba.

Để trải qua lần mang thai thứ 3, vợ chồng caitlin đã "phác thảo" lên cả một "chiến lược quân sự", bao gồm việc tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội và một người trông trẻ. cô thậm chí còn đổi nữ hộ sinh cá nhân để có được một sự thống nhất trong kế hoạch của mình. nữ hộ sinh này đã hiểu rõ những nguy cơ của chứng ốm nghén này, và luôn hỗ trợ cô rất nhiệt tình. không chỉ vậy, caitlin còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ gia đình và bạn bè. nhờ đó, lần mang thai thứ 3 đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Thế nhưng, "hiệu ứng" của chứng bệnh này không dừng lại ở đó. cho đến bây giờ, tức đã 5 năm kể từ khi sinh em bé thứ 3, cô vẫn còn bị ám ảnh, cảm thấy buồn nôn khi gặp phải những sự kiện tương tự như trong quá khứ.

me bau om nghen non den rach co bung, sau sinh 5 nam van bi am anh - 3

Chồng Caitlin đã hỗ trợ cô rất nhiều trong những lần mang thai

Trên trang facebook spewing mummies được lập bởi cailtin để chia sẻ các thông tin về chứng ốm nghén hg, rất nhiều mẹ khác cũng đã chia sẻ câu chuyện của riêng mình.

Trong đó có thể kể đến như jessica atkinson, mặc dù đã 2 năm trôi qua, cô vẫn không thể ăn nổi một số món nhất định do ốm nghén và phải "vật lộn" để làm những thứ đơn giản như đánh răng do những phản xạ xen ngang nhạy cảm của mình.

Laura Heffernan, 32 tuổi, sống tại Mallow, County Cork, Ireland kể rằng cô đã nằm liệt giường hầu hết thai kì và nôn mửa 30 tới 50 lần mỗi ngày. Dù đã 3 năm kể từ ngày sinh con, cô vẫn buồn nôn khi ngửi thấy nến đang cháy hay mùi kem cạo râu của chồng.

me bau om nghen non den rach co bung, sau sinh 5 nam van bi am anh - 4

Nhiều năm trôi qua, Cailtin vẫn còn gặp phải những di chứng từ chứng bệnh ốm nghén HG

Chứng ốm nghén hg này được cho rằng có tỉ lệ mắc phải là 1/100, có thể khiến những người mắc phải giảm đi hơn 5% trọng lượng cơ thể thông thường bởi vì họ không thể giữ lại thức ăn và chất lỏng trong cơ thể.

Nếu mẹ bầu thiếu hụt vitamin hay không bổ sung đủ dinh dưỡng, cơ thể mẹ sẽ gặp phải những triệu chứng dai dẳng hơn. trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng của chứng ốm nghén này, một số mẹ bầu còn được chuẩn bị sẵn sàng để chấm dứt thai kì, hoặc thậm chí là cân nhắc việc từ bỏ mạng sống của chính mình.

"rất nhiều người nghĩ rằng tình trạng này chấm dứt khi em bé chào đời, nhưng điều này là hoàn toàn không đúng.", caitlin, người đã nghiên cứu về chứng ốm nghén hg trong thời gian học bằng tiến sĩ tại đại học plymouth, cho biết.

me bau om nghen non den rach co bung, sau sinh 5 nam van bi am anh - 5

"Đó là một tình trạng có thể thay đổi cả cuộc sống. Bởi vậy, hiểu biết về chứng bệnh này thực sự quan trọng." (Ảnh minh họa)

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học California, Los Angeles mới được công bố trên tạp chí Nature Communications, đã cho rằng HG là một căn bệnh vật lý có sự liên kết với 2 loại gen có tên gọi là GDF15 và IGFBP7.

Caitlin cho rằng phát hiện này "cực kì thú vị" bởi vì nó đã chứng minh rằng chứng ốm nghén hg là một căn bệnh vật lí chứ không phải bệnh tâm lí, và do đó, cần phải có một liệu trình điều trị phù hợp.

"hàng thập kỉ qua, chúng ta vẫn chưa dám mơ đến một liệu trình chữa bệnh cho chứng ốm nghén này mà chỉ đi tìm cách điều trị các triệu chứng. nghiên cứu này có thể mở ra một hướng mới cho một loại Thu*c chữa ốm nghén giúp chúng ta chữa trị được từ gốc chứng ốm nghén đáng sợ này.", caitlin cho biết.

Theo Nam Phương (Dịch từ BBC) (Khám Phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/me-bau-om-nghen-non-den-rach-co-bung-sau-sinh-5-nam-van-bi-am-anh-c85a351350.html)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY