Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Mẹ giận cũng chịu thôi, người bệnh nghèo cần máu đang chờ

MangYTe- Sau lần đi hiến máu đầu tiên, chị Mai bị mẹ giận cả mấy tháng trời. Nhưng chị vẫn quyết tâm, bởi bệnh nhân nghèo, khó khăn đang chờ những giọt máu tình nguyện từ cộng đồng...

Chứng kiến cụ ông nằm điều trị cùng phòng với bố đẻ ra đi vì thiếu máu truyền, chị Trần Thị Mai (công tác ở Hội Chữ thập đỏ huyện Cam Nghĩa, tỉnh Khánh Hòa) băn khoăn mãi.

"mình có sức khỏe, cớ sao không giúp bệnh nhân khó khăn?", chị nghĩ thế, và rồi quyết định hiến máu lần đầu tiên năm 34 tuổi.

Mẹ chị phản đối kịch liệt, giận cả mấy tháng trời. nhưng khó khăn không làm mòn ý chí, không vơi đi sự đồng cảm của chị với người bệnh nghèo, khó khăn đang cần máu, chị vẫn đều đặn đi hiến máu bốn lần/năm.

Ít lâu sau, mẹ chị bị gãy xương đùi, nằm ở bệnh viện chợ rẫy, bác sĩ bảo cần máu truyền. không suy nghĩ, chị hiến máu ngay. bấy giờ, mẹ chị mới nghĩ khác về điều con gái bà vẫn làm hàng quý, hàng năm...

Ngoài hiến máu đều đặn, chị mai cũng tham gia vào hiến tiểu cầu, hiến máu khẩn cấp. "không chỉ dừng lại ở 96 lần, tôi sẽ còn tiếp tục hiến máu đến khi không thể hiến được nữa" - chị nói.

Chị mai cũng là người có số lần hiến máu nhiều nhất được nhiều người cảm phục trong chương trình tôn vinh những người hiến máu tiêu biểu toàn quốc và hành trình đỏ năm 2020, vừa được ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, viện huyết học - truyền máu trung ương phối hợp tổ chức ngày 9/6.

Chị Trần Thị Mai. Ảnh: B.Ngọc

Hưởng ứng ngày quốc tế người hiến máu (14/6) với chủ đề "hiến máu thường xuyên vì một thế giới khỏe mạnh hơn", từ ngày 9 - 11/6, ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện tổ chức chuỗi hoạt động tôn vinh 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc lần thứ xiv.

Tại việt nam, năm 2019, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được hơn 1,4 triệu đơn vị máu. trong đó có 99% lượng máu tiếp nhận là từ người hiến máu tình nguyện, tương đương gần 1,5% dân số tham gia hiến máu, tỷ lệ hiến máu nhắc lại đạt 45,2% và tỷ lệ đơn vị máu thể tích từ 350ml trở lên đạt trên 44%.

Đóng góp vào kết quả chung đó của phong trào hiến máu tình nguyện là 100 tấm gương tiêu biểu được tôn vinh năm nay đến từ 63 tỉnh, thành phố và các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp.

Những người hiến máu tiêu biểu toàn quốc được tôn vinh

Ngoài chị mai, nhiều người đã hiến máu từ 60, 70 lần trở lên như ông trần nam quân (tỉnh kiên giang, hiến máu 70 lần), ông trần văn can (tỉnh tây ninh, hiến máu 62 lần), ông trần quốc chánh (tỉnh an giang, hiến máu 60 lần), ông đặng thanh phương (tp hcm, hiến máu 71 lần), ông nguyễn bá học (tp hcm, hiến máu 70 lần)…

Ngoài ra, ban tổ chức cũng biểu dương, tôn vinh đại diện những người hiến máu nhóm máu hiếm, đó là bà nguyễn thị hạnh - phó chủ nhiệm câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm miền bắc, hiến nhóm máu hiếm b rh(d) âm 19 lần; bà lưu ngọc dung (tp hcm) hiến nhóm máu hiếm ab rh(d) âm 39 lần.

TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chia sẻ, năm 2020, đại dịch COVID-19 đã tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống toàn thế giới nói chung và dịch vụ truyền máu nói riêng.

Khi dịch còn diễn biến phức tạp thì máu tiếp nhận vẫn không thể đủ cho điều trị; ngay tại thời điểm hiện tại, nhiều nước phát triển vẫn đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm máu. chỉ có nguồn người hiến máu an toàn, thường xuyên mới có thể giúp dịch vụ truyền máu các nước vượt qua được những nguy cơ, thách thức từ thiên tai, dịch bệnh.

Ở việt nam, thành công của hành trình đỏ những năm gần đây đã minh chứng cho một giải pháp hữu hiệu để duy trì nguồn người hiến máu an toàn, ổn định và hướng đến sự bền vững của phong trào hiến máu tình nguyện.

Viện trưởng viện huyết học – truyền máu trung ương cũng cho biết, nhiều người vẫn nghĩ hiến máu tình nguyện chủ yếu là lực lượng học sinh sinh viên, tuy nhiên thời gian dịch bệnh covid-19 diễn biến phức tạp vừa qua đã minh chứng rằng, đông đảo thành phần người dân đều tham gia hiến máu tình nguyện tại các điểm hiến máu trên cả nước, và trong 100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu lần này có rất nhiều người đã ngoài 40, 50 tuổi.

Để khắc phục tình trạng khan hiếm máu vào dịp hè, từ ngày 6/6 đến 8/8, chương trình Hành trình đỏ lần thứ VIII năm 2020 được khởi động, thu hút sự tham gia của 42 tỉnh, thành phố. Dự kiến, chương trình năm nay tiếp nhận tối thiểu 40.000 đơn vị máu trong các ngày chính hội và tối thiểu 50.000 đơn vị máu trong các ngày hưởng ứng.

T.Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/me-gian-cung-chiu-thoi-nguoi-benh-ngheo-can-mau-dang-cho-20200609174716643.htm)
Từ khóa: hiến máu

Chủ đề liên quan:

hiến máu người bệnh

Tin cùng nội dung

  • Tôi mới đi khám và được chẩn đoán mắc sỏi mật, tôi rất lo lắng. Xin quý báo tư vấn giúp chế độ ăn phù hợp với người bệnh sỏi mật. Tôi xin cảm ơn. Đỗ Văn Nghĩa (Gia Lai)
  • Suy thận mạn tính là tổn thương không phục hồi của các đơn vị thận, làm chức năng thận suy giảm dần dần và vĩnh viễn theo thời gian.
  • Người bị bệnh thận hay băn khoăn nên uống nước như thế nào là đủ? Vì thận yếu, uống nhiều sợ làm thận yếu thêm, nhưng uống ít lại e là cơ thể không đủ nước.
  • Chị tôi năm nay 32 tuổi, hơn một năm trước chị ấy bị phù toàn thân, tái đi tái lại nhiều lần. Đã đi khám và bác sĩ cho biết bị viêm cầu thận mạn tính.
  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Bệnh dạ dày là bệnh thường gặp, trước kia bệnh được coi là nan y vì có nhiều biến chứng và hay đau tái phát.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY