Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Mẹ nào cũng cho con ăn chuối để bớt táo bón nhưng bác sĩ Collin khuyên trẻ đang bị tình trạng này nên hạn chế ăn

Dù không quá nghiêm trọng nhưng trường hợp trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khó khăn trong quá trình điều trị.

Táo bón là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Trong quá trình lớn lên của mình, hầu như mọi đứa trẻ sẽ bị táo bón ở một thời điểm nào đó. Táo bón xảy ra khi trẻ đi đại tiện không thường xuyên, phân cứng và cảm thấy đau khi đi trong một thời gian dài.

Không may là những dấu hiệu của hiện tượng táo bón đôi khi không rõ ràng khiến cho cha mẹ khó có thể nhận biết và điều trị cho bé. Bác sĩ Philippe Collin - bác sĩ Nhi khoa người Pháp được nhiều mẹ Việt tin tưởng - sẽ cung cấp một số hướng dẫn dưới đây để cha mẹ có thể phát hiện sớm vấn đề mà trẻ có thể gặp phải này.

Trẻ đi ngoài như thế nào là bình thường?

Số lần đi ngoài trong ngày phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ:

- Trong những tuần đầu tiên, hầu hết các bé đều có 4 hoặc nhiều hơn số lần đi tiêu mỗi ngày. Phân bé lúc này thường mềm hoặc lỏng.

- Trong ba tháng đầu, một số bé có 2 hoặc nhiều hơn số lần đi tiêu mỗi ngày. Bên cạnh đó, lại có những trẻ chỉ đi một lần mỗi tuần.

- Đến hai tuổi, hầu hết trẻ đều có ít nhất một lần đi tiêu mỗi ngày, phân thường rắn chắc hơn.

Dù vậy, mỗi trẻ là khác nhau. Một số trẻ có xu hướng đi vệ sinh sau mỗi bữa ăn, một số khác thường đi tiêu mỗi ngày, không cố định và giờ nào.

Làm sao tôi biết con bị táo bón?

Nhu động ruột là âm thanh được tạo ra từ ruột, do quá trình co bóp hoặc tiêu hóa thức ăn. Tiếng nhu động ruột là những âm thanh ùng ục hoặc ồng ộc được tạo ra khi chất lỏng hoặc khí di chuyển trong lòng ruột. Táo bón liên quan đến nhu động ruột. Trẻ bị táo bón có thể có những dấu hiệu sau:

- Có nhu động ruột ít hơn bình thường.
- Luôn phải rặn khi đi vệ sinh.
- Cảm thấy đau khi đi tiêu.
- Đau lưng và khóc (nếu vẫn còn bé).

- Trẻ trốn tránh đi vệ sinh, tỏ ra khó chịu khi bố mẹ giục đi. Biểu hiện này thường xảy ra trong giai đoạn cha mẹ cho bé tập ngồi bô và bắt đầu đi học mẫu giáo.

- Rò rỉ một lượng nhỏ phân ra quần (nếu bé đang ở trong giai đoạn được dạy đi vệ sinh trong toilet).

Tại sao trẻ bị táo bón?

Có nhiều lý do khiến trẻ bị táo bón. Những lý do phổ biến nhất bao gồm:

- Ăn thức ăn khó tiêu.
- Không uống đủ nước.
- Nhịn đi ngoài. Khi trẻ càng nhịn thì phân ở trong ruột càng lâu và to khiến cho trẻ càng gặp khó khăn khi đi ngoài hậu quả là trẻ có thể bị táo bón mạn tính.

- Trẻ sơ sinh thường bị táo bón nếu được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột, đặc biệt là ở những trẻ sơ sinh lần đầu tiên ăn thức ăn đặc. Táo bón cũng có thể xảy ra khi bé cai sữa mẹ. Nguyên do là việc cai sữa đôi khi khiến bé bị mất nguồn cung cấp nước.

- Chế độ ăn thiếu chất xơ.

Cần làm gì nếu trẻ bị táo bón?

Hầu hết trẻ bị táo bón nhẹ hoặc trong thời gian ngắn, bằng một số thay đổi đơn giản, cha mẹ hoàn toàn có thể cải thiện tình hình. Dưới đây là một số gợi ý:

- Đối với trẻ đang bú mẹ: Nên cho bé bú sữa mẹ vì sữa mẹ có chứa thành phần cân bằng chất béo và protein, chất xơ, nước... Điều này khiến phân của bé luôn luôn mềm, ngay cả khi bé không đi vệ sinh trong một hoặc hai ngày.

- Cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và các thực phẩm khác giàu chất xơ.

- Uống nước ép mận, nước táo hoặc nước lê.

- Đối với trẻ trên 2 tuổi: Uống ít nhất 1 lít nước và đồ uống (không tính sữa).

- Cho trẻ ngồi toilet trong nhà vệ sinh khoảng 5 hoặc 10 phút sau bữa ăn, nếu trẻ đã được đào tạo sử dụng toilet như người lớn.

- Dừng dạy trẻ đi vệ sinh vào bô trong một thời gian, nếu bạn đang trong quá trình dạy bé.

Khi nào tôi nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Trẻ có hiện tượng táo bón kèm theo các dấu hiệu sau thì bố mẹ nên đưa trẻ đi bác sĩ kiểm tra:

- Trẻ nhỏ hơn 4 tháng tuổi.
- Trẻ bị táo bón thường xuyên.
- Bạn đã thử các bước được liệt kê ở trên trong 24 giờ, nhưng con bạn vẫn chưa đi tiêu.
- Có máu trên bỉm hoặc quần hoặc trong toilet.
- Trẻ bị đau bụng hoặc trực tràng dữ dội.

Trong một số trường hợp, bố mẹ phải đưa bé đi bệnh viện thăm khám ngay lập tức, bất kể là bàn ngày hay ban đêm, ấy là khi:

- Trẻ bị đau bụng hoặc trực tràng nghiêm trọng.

- Trẻ không đi tiêu trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu điều trị táo bón.

- Trẻ dưới 4 tháng tuổi không đi tiêu trong vòng 48 giờ so với nhịp điệu bình thường của chúng. Ví dụ: Con bạn thường 2 ngày đi tiêu 1 lần, nhưng đột nhiên đến 4 ngày mà chưa đi lần nào.

- Trẻ có các triệu chứng khác, chẳng hạn như nôn hoặc đau.

- Trẻ dưới 4 tháng tuổi có phân cứng.

- Trẻ không muốn ăn hoặc sụt cân.

- Bạn thấy máu trong bồn cầu hoặc trong bỉm của trẻ.

- Trẻ bị táo bón nhiều lần.

- Trẻ luôn kêu đau khi đi vệ sinh.

Bác sỹ Phillippe Collin tốt nghiệp chuyên ngành Đa khoa và Nhi Khoa vào năm 1974 và chuyên ngành sơ sinh vào năm 1976 tại ĐH Angers (Pháp). Bên cạnh đó, ông còn theo học chuyên ngành Kháng Sinh Học tại ĐH Nantes, chuyên ngành Thống Kê Sinh Học Và Y Học-ĐH Curie, chuyên ngành Quản Lý Y Tế tại ĐH Paris, và cuối cùng là ngành Cấy Ghép Mô tại ĐH Lyon. Hiện ông công tác tại một phòng khám Đa khoa Quốc tế tại Hà Nội.

Trong giới chuyên môn, bác sỹ Collin được biết tới với những công trình nghiên cứu vi khuẩn kháng Thu*c trụ sinh trong các ca nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính. Bác sỹ Collin là thành viên của Hiệp Hội Bác sỹ Nhi Khoa Pháp, Hiệp Hội Bác Sỹ Chuyên Ngành Nhi Sơ Sinh Hoa Kỳ, và Hiệp Hội Các Học Viện Nghiên Cứu Nhi Khoa Quốc Tế.

Các mẹ có thể xem thêm những bài viết của bác sĩ Collin tại đây.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/bac-si-collin-goi-y-che-do-an-giup-cai-thien-tinh-trang-tao-bon-o-tre-nho-20200812151026146.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY