Cây gỗ to, cao đến 20m, lá kép lông chim chẵn, gồm 10-12 cặp lá chét có gốc không cân xứng, chóp lõm. Chùm hoa ở ngọn các nhánh nhỏ, có 8-12 hoa. Hoa có 2 lá bắc vàng, dính nhau thành chóp và rụng sớm; 4 lá đài trắng; 3 cánh hoa vàng có gân đỏ. Quả dài, mọc thõng xuống, hơi dẹt, thẳng, thường chứa 3-5 hạt màu nâu sẫm, trơn. Nạc hay thịt của quả (cơm quả) chua.
Loài cây cỏ nhiệt đới, được trồng nhiều ở Ân Độ. Cũng được trồng ở nước ta làm cây bóng mát và lấy quả ăn, chế mứt, làm nước giải khát hoặc nấu canh chua. Ta thu hái lá và vỏ quanh năm; thu quả vào mùa đông.
Cơm quả giàu glucid (đường, pectin) khoảng 10%, acid citric và tartric tự do, 8% bitartrat acid kali, có tác dụng nhuận tràng, còn có dấu vết của acid oxalic.
Quả me có vị chua, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải nắng, giúp tiêu hoá, lợi trung tiện và nhuận tràng. ở trung quốc, quả me được xem như có tác dụng dưỡng can minh mục, tiêu thực hoá tích, chỉ khát thoái nhiệt, tán bì, sát trùng. hạt me có tác dụng tẩy giun. gỗ me có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu nhẹ. vỏ cây me có vị chát, làm săn da. lá me giải độc.
Quả me dùng ăn tươi hay làm mứt hoặc pha nước đường uống dùng chống bệnh hoại huyết, đau gan vàng da và chống nôn oẹ.
Ở Thái Lan, người ta dùng quả trị bệnh khi bị rối loạn của mật, còn nước hãm quả dùng uống trị sốt rét. Cũng dùng làm Thu*c giúp tiêu hoá.
Ở trung quốc, quả me được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, thực tích, tiêu hoá không bình thường, đau khối cục ở bụng, đàm ẩm, phụ nữ có thai nôn mửa, trẻ con cam tích, bệnh giun đũa, dự phòng trúng nắng.
Vỏ me thường dùng làm Thu*c cầm máu, trị ỉa chảy, lỵ và nấu nước ngậm, súc miệng chữa viêm lợi răng. lá dùng trị bệnh ngoài da, thường tắm cho trẻ em đề phòng bệnh ngoài da vào mùa hè.
Cơm quả thường dùng tươi hay làm mứt. Dùng pha nước đường uống, ngày 2 -6g. Vỏ phơi khô, tán bột rắc hoặc sắc uống. Gỗ cây dùng sắc. Lá nấu nước tắm.
Tẩy giun: hạt me 4-8g phối hợp với quả giun 6-12g sao vàng tán bột uống, uống liền trong ba ngày vào lúc sáng sớm.
Nguồn: Internet.