Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Mẹo hay giúp trị ho tại nhà hiệu quả

(MangYTe) - Vào mùa đông, cơ thể dễ mắc các vấn đề về hô hấp hơn cả, đặc biệt là ho, nếu bạn bị ho nhẹ thì hãy thử dùng những bài Thu*c trị ho tại nhà cực kỳ hiệu quả dưới đây.
Mật ong từ xa xưa được sử dụng như một bài Thu*c trị ho nhờ có tính giảm đau và kháng khuẩn. Mật ong giúp làm dịu lớp niêm mạc bị kích ứng, đồng thời hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn gây ho.

Súc miệng nước muối có lẽ là biện pháp phổ biến và thực tế nhất được áp dụng khi bạn bị ho. Súc miệng nước muối ấm nhiều lần trong ngày giúp làm loãng đờm, đào thải các vi khuẩn gây ho ra khỏi cơ thể, đồng thời giảm sưng viêm họng.

Viên ngậm trị đau họng giúp làm dịu cơn ho bằng cách gây tê cuống họng, từ đó giảm kích ứng họng. Bạn nên chọn các loại viên ngậm chứa các thành phần hoạt tính như mật ong, dầu bạc hà hay menthol.

Nghệ chứa curcumin, chất có tác dụng giảm sưng viêm họng và giảm ho nhờ có tính kháng khuẩn và kháng viêm. Hãy đun sôi nửa lít nước, sau đó hòa vào đó 1 thìa bột nghệ và tiếp tục đun trong khoảng 3 đến 4 phút. Uống hỗn hợp vài lần mỗi ngày sẽ giúp giảm triệu chứng ho.

Xông hơi là cách trị ho và nghẹt mũi hiệu quả. Xông hơi giúp làm loãng đờm, cấp ẩm cho họng và làm thông thoáng đường thở. Thêm một vài giọt tinh dầu vào nước xông hơi sẽ giúp tăng hiệu quả hơn nữa.

Tương tự như xông hơi, tắm nướng nóng giúp làm loãng đờm và chất nhầy ở cổ họng và lồng ngực. Tắm nước nóng còn giúp thư giãn cơ thể, làm giảm các triệu chứng kèm theo như đau nhức cơ thể.

Tính kháng viêm, gây tê và làm dịu của gừng giúp giảm tình trạng kích ứng và ngứa họng. Bạc hà cũng có tác dụng tương tự. Bạn có thể mua siro gừng bạc hà tại hiệu Thu*c hoặc tự làm siro tại nhà và bảo quản trong tủ lạnh.

Như đã nói ở trên, mật ong là bài Thu*c chữa ho cực kỳ hiệu quả, nhưng sẽ còn hiệu quả hơn nếu bạn hòa mật ong với sữa nóng. Sữa nóng giúp long đờm và giảm cơn đau tức ngực.

Cỏ xạ hương là thảo dược hiệu quả trong điều trị các bệnh về đường hô hấp. Lá xạ hương chứa chất flavonoids có tính kháng khuẩn, giúp thư giãn các cơ họng và giảm viêm. Hãy đun sôi vài lá xạ hương nghiền với nửa lít nước, hãm trong vòng 5 đến 10 phút, sau đó loại bỏ phần lá và uống.

Phần nhựa của rễ cây thục quỳ từ lâu được sử dụng để trị ho và đau họng. Rễ thục quỳ chứa chất nhầy có tác dụng làm dịu họng và long đờm. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng rễ thục quỳ cho trẻ dưới 3 tuổi.

CTV Ngọc Diệp/VOV.VN (Nguồn: facty)

Mạng Y Tế
Nguồn: VTC (https://vtc.vn/meo-hay-giup-tri-ho-tai-nha-hieu-qua-ar584246.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, lá dứa gai có vị đắng cay, thơm, có tác dụng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu.Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
  • Có nhiều loại hoa hồng, nhưng Đông y thường sử dụng hồng đỏ, còn gọi là mai khôi hoa, và trắng, còn gọi là hồng bạch, để làm Thuốc. Hoa hồng là một vị Thuốc thơm mát, không độc. Để làm Thuốc, người ta thường hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô, rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng, để khỏi tan hương vị của hoa.
  • Không chỉ là loại rau gia vị được dùng phổ biến trong nhân dân, húng chanh còn là một trong những vị Thu*c Nam thông dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt có tác dụng chữa ho do viêm họng và giải cảm rất tốt.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Sắc vỏ quýt với một ít bột gừng và mật ong để uống, lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị ho hiệu quả.
  • Bạn nên giữ lại vỏ khi ăn bưởi vì vỏ bưởi có thể chữa được khá nhiều chứng bệnh hay gặp, chẳng hạn như ho, hen...
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.