Chào Mangyte!
Người nhà em khám ở Đà Nẵng được BS kết luận bị suy giãn tĩnh mạch chi. Em lên mạng tìm hiểu thấy có 2 cách chữa là chích xơ tĩnh và mổ tĩnh mạch. Vậy cho em hỏi Mangyte xem trong TP. Hồ Chí Minh bệnh viện nào uy tín và giá cả như thế nào để gia đình em cân nhắc cho phù hợp với điều kiện kinh tế nhà em. Cảm ơn Mangyte nhiều! (Phước Thiện - Đà Nẵng)
Chào bạn Phước Thiện!
Bệnh suy
tĩnh mạch cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Tùy theo mức độ của bệnh, bệnh phát hiện sớm hay muộn, có biến chứng hay chưa,… BS sẽ có hướng điều trị bằng nội khoa (Thu*c làm bền thành mạch và mang vớ y khoa) hoặc can thiệp bằng phẫu thuật, sử dụng sóng cao tần, điều trị bằng tia laser…
Tại TPHCM, bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau:
1. Khoa Lồng Ngực-Mạch Máu, BV Chợ Rẫy
201B Nguyễn Chí Thanh, P.12, quận 5, TPHCM
ĐT: 08. 3855. 4137
2. Khoa Lồng Ngực-Mạch Máu, BV Đại học Y Dược TPHCM
215 Hồng Bàng, P.11, quận 5, TPHCM
ĐT: 08. 3855. 4269
Thời gian khám khoảng 45-60’, nếu làm xét nghiệm thì 1 buổi là xong hết. Nếu mổ thì nhập viện luôn hay hẹn lịch là tùy ý bệnh nhân. Mổ giãn tĩnh mạch chỉ 1 hay 2 ngày là xuất viện.
Chi phí mổ dao động từ 8-12 triệu đồng tùy phương pháp mổ. Có thể phát sinh các chi phí khác như: xét nghiệm, siêu âm, chụp mạch máu… Trong đó, phí chụp mạch máu khoảng 5-10 triệu đồng, các xét nghiệm khác khoảng từ 100-200 nghìn đồng.
Lưu ý:
Bạn nên đến sớm để lấy số khám và nên khám vào buổi chiều, tránh khám sáng thứ 2 vì rất đông.
Vì bạn ở xa, nên chuẩn bị trước đồ dùng cá nhân cho bệnh nhân và thân nhân để sẵn sang nhập viện phẫu thuật.
Khi đi khám bạn nên mang theo các giấy tờ tùy thân, BHYT, các giấy tờ chứng nhận hộ nghèo, gia đình chính sách (nếu có)… các kết quả xét nghiệm, đơn Thu*c đã và đang dùng.
Khi khám bạn nên nói rõ ràng về diễn tiến bệnh của bệnh từ khi bắt đầu. Ngoài ra, cần báo với bác sĩ các loại Thu*c và thức ăn mà bạn bị dị ứng (nếu có), các tác dụng phụ gặp phải của các Thu*c đã dùng.
Xin hướng dẫn bạn một vài lưu ý để chăm sóc đôi chân:
- Giữ cân nặng hợp lý. Tốt nhất, nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Tránh đứng lâu, đổi chân khi phải đứng. Vận động chân khi có thể.
- Kê cao chân 15-20
0 khi nằm.
- Mang vớ y khoa, tập thể dục cho đôi chân theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Thường xuyên tập thể dục vừa sức: bơi, đi bộ, đi xe đạp…
Chúc bạn và gia đình vui khỏe!