Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm khả năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng lại, gây ra các biến đổi về huyết động và làm biến dạng các tổ chức mô xung quanh. bệnh có thể dẫn đến biến chứng khó chữa như: chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...
Vì một số nguyên nhân dẫn tới sự hoạt động bất thường của van tĩnh mạch gây ra dòng máu trào ngược làm ứ trệ tuần hoàn máu tĩnh mạch và tăng áp lực tĩnh mạch lâu dần gây bệnh suy tĩnh mạch mạn tính.
Ths.bs khổng tiến bình, trưởng khoa nội - can thiệp tim mạch, hô hấp - bệnh viện hữu nghị việt đức cho biết: theo thống kê tại các bệnh viện lớn trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân xuất hiện ở nữ giới chiếm đến 70% trong tổng số người mắc bệnh. nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng. tuy nhiên, bệnh được xác định liên quan đến một số yếu tố nguy cơ do tổn thương chức năng của các van một chiều thuộc hệ tĩnh mạch ngoại biên.
ThS.BS Khổng Tiến Bình, Trưởng khoa Nội - Can thiệp Tim mạch, Hô hấp đang khám cho người bệnh
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:
Một số nghề như giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ dệt, bác sĩ thẩm mỹ, cảnh sát giao thông,… do tính chất công việc nên buộc nhiều người phải ngồi hoặc đứng lâu. Khi đó máu sẽ dồn xuống chân và ứ đọng lại, tạo ra một áp lực gây cản trở quá trình máu trở về tim, dẫn đến bệnh.
Một trong những lý do giải thích cho tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao là do lúc mang thai, cổ tử cung mở rộng, các hormon tăng tiết và thay đổi một cách đột ngột. hàm lượng tiết tố nữ tăng cao và khi thai to gây chèn ép tĩnh mạch cản trở máu về tim là nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch chân. tuy nhiên, vào lúc mang thai thì các mẹ bầu không có biểu hiện gì hoặc những triệu chứng sẽ biến mất sau khi sinh. nhưng khoảng 3 - 5 năm sau, phụ nữ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng khởi phát của bệnh giãn tĩnh mạch.
Cứ khoảng 2 - 3 bệnh nhân mắc bệnh thì mới có 1 bệnh nhân nam, điều đó còn do thói quen lựa chọn thời trang của nữ giới. việc thường xuyên mang giày cao gót, mặc quần áo bó sát sẽ tăng áp lực đến hệ tĩnh mạch ngoại biên, gây tăng áp lực lên chân, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ.
Thông thường người bị béo phì rất dễ bị bệnh giãn tĩnh mạch chân. nguyên nhân là do những người béo phì hầu như đều có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, ít chất xơ, lại có xu hướng ít vận động. bên cạnh đó, cơ thể nặng nề dẫn đến áp lực lớn dồn đến chân và gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Ngoài ra, các đối tượng như người cao tuổi, người từng trải qua phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, mổ niệu, người nằm bất động do tai biến, bó bột, hoặc người thường xuyên làm việc trong môi trường nhiệt độ cao,… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Ngoài việc phải đứng nhiều thì làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn. thêm vào đó, việc khiếm khuyết van tĩnh mạch do bẩm sinh cũng là nguyên nhân gây bệnh nặng.
Quá trình thoái hóa do tuổi tác (thường gặp ở người già): tuổi thọ ngày càng cao sẽ kéo theo những bệnh của quá trình lão hóa, trong đó có suy giãn tĩnh mạch...
Bệnh nếu không điều trị gây các biến chứng có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và có thể là tính mạng:
- huyết khối tĩnh mạch nông: tĩnh mạch nổi hẳn lên có thể nhìn rõ bằng mắt thường, sờ ấm và cứng dọc theo tĩnh mạch, rất đau và có thể kèm theo đỏ da. huyết khối tĩnh mạch nông thường ít gây các biến chứng và hậu quả ảnh hưởng tới tính mạng.
- huyết khối tĩnh mạch sâu: chân nóng, sưng đỏ, đau nhức nhối, ngứa, có thể bị chảy máu, nhiễm trùng thứ phát. trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu có thể nguy hiểm tới tính mạng do huyết khối có thể bong và đi lên phổi gây tắc mạch phổi.
- Loạn dưỡng da chân: Da phù nề, dày lên, có thể bong vảy da, chảy nước.
- Loét chân: Xuất hiện các vết loét rất đau, ban đầu loét nông sau đó sâu và rộng dần, dễ bội nhiễm vi khuẩn.
nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới từ chẩn đoán chính xác bệnh, mức độ bệnh, cách phòng ngừa, chăm sóc, sinh hoạt hàng ngày cũng như các phương pháp điều trị, ngày 28 tháng 11 năm 2020, bệnh viện hữu nghị việt đức sẽ tổ chức chương trình khám và tư vấn miễn phí bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Đặc biệt khi tham gia chương trình, ngoài được các chuyên gia tư vấn miễn phí, người bệnh sẽ được miễn phí siêu âm tĩnh mạch chi dưới.
Thời gian: 7h30 ngày 28 tháng 11 năm 2020 (Thứ Bảy)
Địa điểm: Phòng khám số 2, tầng 2 nhà C4, Khu khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 40 Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Để đặt lịch khám và tư vấn miễn phí, người dân vui lòng liên hệ Tổng đài CSKH 19001902.
Chủ đề liên quan:
chi dưới có nguy cơ giãn tĩnh mạch giãn tĩnh mạch chi giãn tĩnh mạch chi dưới nguy cơ suy giãn tĩnh mạch suy giãn tĩnh mạch chi suy giãn tĩnh mạch chi dưới tĩnh mạch tĩnh mạch chi dưới