Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới rất thường gặp ở ở người cao tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới.

PV: Xin bác sĩ cho biết, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì? Đối tượng nào có nguy cơ bị bệnh?

ThS .BS NguyễnThị Thùy Dương: Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới (SGTMCD) là tình trạng tĩnh mạch nông bị giãn, chạy quanh co và có dòng máu chảy theo chiều trái ngược nhau. Bệnh xuất hiện khi thành tĩnh mạch bị suy yếu và các van một chiều bên trong lòng mạch bị tổn thương.

Trong lòng của tĩnh mạch được cấu tạo bởi một hệ thống van một chiều, do đó, máu trở về tim từ tĩnh mạch cũng theo một chiều nhất định không có hiện tượng máu chảy trở lại. Vì vậy, các cơ quan ở xa tim nhưng máu vẫn hồi trở lại tim một cách nhịp nhàng, đều đặn. Khi tĩnh mạch bị giãn sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu về tim. Tĩnh mạch chi dưới thường bị suy giãn nhiều hơn cả.

Chân của bệnh nhân trước và sau điều trị

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới rất thường gặp ở ở người cao tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Tuổi càng cao thì nguy cơ thoái hóa các cơ quan càng lớn, trong đó có thoái hóa van tĩnh mạch.

Bên cạnh đó là do tư thế sinh hoạt trong suốt quá trình sống bởi phải đứng, ngồi lâu một chỗ, ít vận động hoặc phải mang vác nặng (bệnh nghề nghiệp), từ đó tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân.

Ngoài ra, SGTMCD còn có thể gặp ở người béo phì, làm việc, sống ở môi trường ẩm thấp, thiếu vi chất hoặc ăn thiếu chất xơ. Các cụ bà có tỷ lệ mắc bệnh SGTMCD cao hơn các cụ ông bởi họ là người làm công việc nội trợ hàng ngày trong suốt nhiều năm hoặc do ngành nghề. Do phải đứng nhiều, đứng lâu nhiều giờ sẽ làm cho tĩnh mạch chân bị giãn ra, lâu ngày bị suy giãn. Một số phụ nữ khi đang trong độ tuổi sinh nở sinh đẻ nhiều lần nay tuổi đã cao cũng dễ mắc bệnh. Ngoài ra, SGTMCD còn có yếu tố di truyền (bố hoặc mẹ bị SGTMCD hoặc cả hai).

PV: Bác sĩ có thể cho biết phương pháp điều trị bệnh như thế nào?

ThS. BS NguyễnThị Thùy Dương : Suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính có nhiều yếu tố nguy cơ nên quá trình điều trị cần phối hợp nhiều biện pháp khác nhau bao gồm: thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống, đi tất áp lực, dùng Thu*c uống, các biện pháp can thiệp qua da và phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch suy.

Trong các thập kỷ trước, phương pháp phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị suy tĩnh mạch mạn tính triệt để có hiệu quả, đã được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển.

Siêu âm doppler hệ tĩnh mạch chi dưới

Tuy nhiên, khoảng hơn 10 năm trở lại đây, phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch suy hầu như đã bị thay thế bằng các kỹ thuật can thiệp qua da đơn giản này, chỉ cần gây tê tại chỗ đem lại kết quả tương tự trong thời gian sớm hoặc trung hạn nhưng bệnh nhân đỡ khó chịu hơn, cải thiện sớm chất lượng cuộc sống và nhanh chóng trở lại làm việc hơn

Với sự xuất hiện của các kỹ thuật triệt tiêu tĩnh mạch nội mạch qua da, bao gồm liệu pháp laser nội tĩnh mạch (EVLA), đốt tĩnh mạch bằng sóng cao tần (RFA)  và liệu pháp gây xơ bằng bọt hoặc dung dịch , điều trị suy tĩnh mạch mạn tính đã thực sự có rất nhiều thay đổi.

Hiện tại, Bệnh viện Nội tiết Nghệ An là đơn vị đầu tiên của tỉnh điều trị bệnh lý suy tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp laser nội tĩnh mạch, kết hợp phương pháp gây xơ dưới hướng dẫn của siêu âm. Trong năm 2019, bệnh viện đã điều trị hơn 100 bệnh nhân bị mắc suy tĩnh giãn mạch chi dưới bằng các phương pháp: điều trị nội khoa, laser nội tĩnh mạch, tiêm xơ dưới hướng dẫn của siêu âm.

PV: Bác sĩ cho biết cách phòng bệnh, tránh biến chứng ra sao?

ThS. BS NguyễnThị Thùy Dương: Để phòng bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mọi người khi nghi ngờ mắc bệnh SGTMCD, điều đầu tiên là phải đi khám bệnh để được điều trị và tư vấn sớm, tránh để xảy ra biến chứng.

Vệ sinh da vùng giãn tĩnh mạch, nhất là vùng có lở loét để tránh nhiễm khuẩn. Để phòng tránh bệnh SGTMCD, nên thường xuyên vận động để tăng cường lưu thông máu ở chân. Tránh để thừa cân béo phì.

Chế độ ăn ít muối, nhiều chất xơ, rau quả để tăng tính bền vững thành mạch sẽ ngăn ngừa tình trạng phù do giữ nước và táo bón. Tránh đi giày gót cao, không mặc quần áo bó chặt quanh vùng eo, háng hoặc cẳng chân gây cản trở lưu thông máu. Kê cao chân khi nằm. Tránh ngồi hoặc đứng lâu. Thường xuyên vận động, đi bộ hằng ngày. Thay đổi tư thế thường xuyên để tăng lưu thông máu, không ngồi vắt chéo chân vì gây cản trở tuần hoàn máu.

Khi có các triệu chứng đau, tức nặng, cảm giác bứt rứt, chuột rút (thường về đêm), dị cảm chi dưới, phù chi dưới, tăng lên vào cuối ngày (sau đứng lâu, ngồi bất động), giảm khi gác cao chân và  xuất hiện giãn tĩnh mạch mạng nhện, dạng lưới, búi giãn tĩnh mạch nông mặt trong đùi cẳng chân, mặt sau cẳng chân… cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để được các bác sĩ  khám, siêu âm doppler hệ tĩnh mạch chi dưới và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc.

PV: Trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Từ Thành (thực hiện)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/suy-gian-tinh-mach-chi-duoi-la-gi-n172844.html)

Tin cùng nội dung

  • Em thường cảm thấy đau tức tinh hoàn. BS kết luận là bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, liệu bệnh có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này không, Mangyte?
  • Cách đây 2 năm, em có triệu chứng đau tức tinh hoàn vào buổi chiều, nhất là khi đứng ngồi lâu hay hoạt động gắng sức.
  • Trên 2 tinh hoàn của cháu có những bó sợi, sờ được rõ nhất là khi trời nóng.
  • Tôi bị phù sưng, nóng mắt cá chân và hai bàn chân, có lúc bị chuột rút ở cẳng chân vào ban đêm...
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chào Mangyte! Người nhà em khám ở Đà Nẵng được BS kết luận bị suy giãn tĩnh mạch chi. Em lên mạng tìm hiểu thấy có 2 cách chữa là chích xơ tĩnh và mổ tĩnh mạch. Vậy cho em hỏi Mangyte xem trong TP. Hồ Chí Minh bệnh viện nào uy tín và giá cả như thế nào để gia đình em cân nhắc cho phù hợp với điều kiện kinh tế nhà em. Cảm ơn Mangyte nhiều! (Phước Thiện - Đà Nẵng)
  • Dì của em bị suy giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ nói cần phẫu thuật nội soi. Cho em hỏi chi phí cho phẫu thuật này là bao nhiêu? Dì em có BHYT ở Lâm Đồng, như vậy có được hưởng bảo hiểm không? Ngoài ra có những phương pháp nào khác điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân này không Mangyte ơi? Em cũng sợ bệnh này vì em là nhân viên văn phòng, làm sao để tránh ạ? Em cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thu Thủy - thuy.le…@gmail.com)
  • Tôi muốn hỏi: tôi bị giãn tĩnh mạch chi dưới, BS yêu cầu tôi làm siêu âm mạch máu nhưng không nói rõ là màu hay trắng đen. Xin tư vấn cho tôi siêu âm cái nào tốt hơn (tôi có đọc trên mạng có vài BS khuyên chỉ cần siêu âm trắng đen là được) và tôi cũng muốn tìm hiểu về giá cả. Xin cảm ơn sự tư vấn của Mangyte! (P. Khải - Đồng Nai)
  • Tôi bị tiểu đường tuýp 2, phát hiện 10 năm nay. Thời gian gần đây, chân tôi hay bị tê, nhức. BS yêu cầu tôi đi kiểm tra Đo điện cơ chi dưới. Nhờ Mangyte tư vấn giúp nơi nào làm xét nghiệm này. Giá bao nhiêu? Phải chuẩn bị gì khi đi đo? Xin cảm ơn.
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY