Hồi sức cấp cứu toàn tập hôm nay

Mở khí quản: dấu hiệu triệu chứng, chẩn đoán điều trị cấp cứu hồi sức

Phẫu thuật viên dùng tay trái cố định khí quản ở giữa, tay phải cầm dao mô rạch da theo đường dọc giữa cổ, đường rạch đi từ dưỏi cổ.

Mục đích

Tạo một đường dẫn khí ngắn hơn làm giảm khoảng ch*t S*nh l* bằng cách rạch khí quản và đưa một canun vào khí quản.

Chỉ định

Thông khí nhân tạo dài ngày quá một tuần.

Chít hẹp khí quản do phù thanh môn và thanh quản, polype thanh quản.

Tắc phế quản do dòm (xẹp phổi), ứ đọng đòm dãi, hít phải dịch vị, phải rửa phế quản, đặt ốhg nội khí quản hút dòm không kết quả.

Chống chỉ định

Phẫu thuật vùng cổ.

Viêm trung thất.

Rối loạn đông máu do giảm tiểu cầu, sốt xuất huyết.

Tuyến giáp quá to (chống chỉ định tương đôi).

Chuẩn bị

Cán bộ chuyên khoa

Một bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu.

Hoặc một bác sĩ chuyên khoa sơ bộ được đào tạo kỹ về thủ thuật này.

Một bác sĩ phụ mổ, hoặc nội trú.

Một y tá điều dưỡng phụ mổ.

Phương tiện

Banh Laborde và banh Farabeuf.

Bộ dụng cụ phẫu tích

Canun 3 cỡ.

Máy hút, ống thông hút dòm.

Bóng Ambu, máy hô hấp nhân tạo.

Khăn trải và băng vô khuẩn.

Găng tay.

Dung dịch sát khuẩn.

Dung dịch xylocain 1%.

Người bệnh

Động viên, giải thích kỹ lợi ích của thủ thuật để người bệnh hưởng ứng.

Giải thích kỹ càng với thân nhân.

Nơi thực hiện

Tại buồng vô khuẩn của khoa hồi sức cấp cứu hoặc tại buồng phẫu thuật khoa Ngoại.

Các bước tiến hành

Vô cảm

Gây tê tại chỗ xylocain 1% từ sụn giáp đến hô" trên ức.

Tư thế

Người bệnh nằm ngửa, kê gốĩ vai, cô' định hai tay. Thở oxy 100% trong 5 phút. Sát khuẩn vùng cổ, trải khăn mổ.

Phẫu thuật viên đứng bên trái người bệnh. Người phụ đứng bên phải.

Kỹ thuật

Thì 1

Phẫu thuật viên dùng tay trái cô' định khí quản ở giữa, tay phải cầm dao mô rạch da theo đường dọc giữa cổ, đường rạch đi từ dưỏi cổ, cách xương ức lcm lên trên tới sụn nhẫn dài khoảng 3cm. Người phụ lấy hai banh Farabeuf vén kéo hai mép da sang hai bên và giữ sao cho cản bằng để khi khí quản cố định ở giữa không bị lệch sang một bên giúp cho phẫu thuật viên đi đúng đường. Có thể rạch da theo đường ngang trên đỉnh đầu xương đòn 1 - 2cm.

Thì 2

Dùng kéo thẳng nhọn đầu, chụm khít hai lưỡi kéo thành một, tay phải cầm dựng đứng kéo thẳng góc với khí quản, sao cho đỉnh của mũi kéo tỳ chặt vào đường trắng giữa, tách rộng hai càng chuôi kéo tách từng lớp cân nông, rồi lớp cân sâu và những tĩnh mạch nông ở cổ. Người phụ dùng banh Farabeuf tiếp tục vén lớp cân, tĩnh mạch sang hai bên. Tách lớp cân thứ ba thì bộc lộ lớp cơ cổ dài, phẫu thuật viên vẫn động tác trên dùng kéo tách nốt lớp cơ và vén sang hai bên là bộc lộ thấy khí quản màu trắng ở dưới, có thể thấy eo tuyến giáp màu nâu nhạt vắt ngang qua khí quản, thì chỉ việc dùng banh Farabeuf vén eo tuyến giáp lên trên hay xuốhg dưới. Phẫu thuật viên dùng ngón tay sờ vào khí quản nếu thấy rắn, và các sụn khí quản gồ ghề dưới da là đúng. Tách nốt lớp cân mỏng bọc khí quản.

Thì 3

Phẫu thuật viên dùng đầu dao mổ rạch một đường ngang giữa hai sụn khí quản một đường dài lcm. Dùng kim chỉ lanh luồn qua hai mép 2 mũi chỉ để các đầu chỉ thò ra ngoài cho thật chắc chắn để tìm khí quản nếu chẳng may bị tuột. Sau 2 - 3 ngày khi lỗ mở khí quản đã hình thành có thế rút chỉ ra. Có thể cắt ngang sụn trên đường giữa hoặc cắt bỏ một mảnh sụn.

Chú ý

Khi rạch khí quản không rạch sâu quá 1cm dễ gây tổn thương thành sau khí quản.

Khi bắt đầu rạch khí quản, y tá (điều dưỡng) rút ống nội khí quản ra, tránh rạch vào ống nội khí quản. Sau khi rạch khí quản, dịch và khí phụt mạnh ra ngoài, dùng máy hút dòm hút hết dịch. Phẫu thuật viên dùng banh Laborde luồn qua vết rạch vào khí quản, banh rộng hai mép, mở đường cho canun khí quản đặt đúng khí quản, lúc đó dịch và khí sẽ thoát qua canun ra ngoài. Cố định canun.

Các đường rạch khí quản

Mở khí quản cao: đường rạch ở vòng sụn khí quản 2 - 3, kéo eo tuyến giáp xuống dưới. Đường mở này nông, vào khí quản nhanh, nhưng gần thanh quản dễ viêm thanh quản.

Mở khí quản thấp: đường rạch ở vòng sụn khí quản 4 - 5, kéo eo tuyến giáp lên trên, vào khí quản sâu hơn nhưng tránh được viêm thanh quản, ít gây hẹp khí quản. Tuy nhiên, vì mở khí quản thấp, nên canun khí quản có thể tỳ vào chạc khí quản gây viêm loét tại chỗ hoặc lạc về một bên, gây xẹp phổi bên kia.

Theo dõi và xử trí biến chứng

Theo dõi

Chụp phổi kiểm tra

Mạch, huyết áp, nhịp thở, sắc mặt.

Màu sắc đòm.

Thông khí nhân tạo nếu cần.

Hàng ngày xem xét lỗ mở khí quản và ghi lại.

Xử lý

Nhiễm khuẩn đường hô hấp: ống hút đờm tốt nhất là dùng một lần, dùng khăn vô khuẩn, hạn chế thân nhân ra vào.

Tắc đờm gây xẹp phổi: soi hút thường xuyên, nghe phổi và hút dòm. Tắc canun người bệnh tím, co rút cơ hô hấp trên, thử luồn ống thông to: nếu tắc, phải rút canun đặt lại.

Chảy máu: bơm căng bóng chèn, nếu vẫn chảy máu, tìm cách buộc mạch máu.

Hẹp khí quản: phẫu thuật.

Tràn khí màng phổi, tràn khí dưới da: dẫn lưu.

Rò khí quản thực quản: phẫu thuật.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/hscctt/mo-khi-quan/)
Từ khóa: mở khí quản

Tin cùng nội dung

  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Từ xa xưa tắm lá thơm từ thảo dược đã được dùng chống mệt mỏi, tác dụng lưu thông khí huyết, giải toả căng thẳng thần kinh phục hồi sức khỏe, cơ thể luôn toả mùi hương. Vào chiều 30 Tết, mỗi gia đình thường tắm mùi già chiều cuối năm là một phong tục của người Việt.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Hồi sức tim phổi được thực hiện khi nạn nhân bị ngưng thở hoặc tim ngừng đập (như trong trường hợp một người bị nhồi máu cơ tim hoặc sắp ch*t đuối).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY