Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Món ăn Thuốc chữa bệnh ra mồ hôi trộm ở trẻ em

Bệnh ra Mồ hôi trộm là hiện tượng ra mồ hôi không liên quan đến nhiệt độ môi trường và chỉ khi ngủ mới bị. Trẻ ra mồ hôi trộm nhiều hơn người lớn vì hệ thần kinh thực vật chưa hoàn thiện, dễ rối loạn. Nguyên nhân theo Đông y là do âm hư, không nuôi dưỡng tốt phần lý nên lúc ngủ mồ hôi toát ra.

Sau đây là một số món ăn Thuốc chữa trị ra mồ hội trộn: theo BS. Thanh Ngọc

Cháo phù tiểu mạch: gạo tẻ ngon 50g, bột phù tiểu mạch 20g. Gạo vo sạch cho vào nồi đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo gần chín thì cho bột phù tiểu mạch vào đun tiếp. Ăn nóng vào sáng và tối. Tác dụng bổ tỳ vị giảm sốt, chữa đổ mồ hôi trộm, viêm gan mạn tính.

Cháo thục địa: gạo tẻ ngon 50g, thục địa 30g. Thục địa đập vụn gói trong túi vải, cho vào nồi, đổ nước ngâm một lúc rồi đun sôi sau đun nhỏ lửa, bỏ túi vải bọc bên ngoài, đổ gạo đã vo sạch vào cùng nấu cháo. Mỗi ngày ăn 1 bát vào buổi sáng lúc đói, mỗi đợt 10 ngày. Tác dụng: bổ thận dương, bổ can huyết, trị đổ mồ hôi trộm, di tinh, kinh nguyệt không đều.

Cháo cá thu: cá thu 250g, gạo tẻ ngon 100g; hành lá bột gia vị, tiêu bột vừa đủ, gừng 10g, rượu 10g muối 10g. Cá mổ bỏ ruột, rửa sạch, để trong bát, cho thêm gừng hành muối, hấp chín. Gạo vo sạch đổ vào nồi, thêm nước vừa đủ nấu cháo loãng, cuối cùng cho thịt cá, bột ngọt tiêu bột là được. Chia ăn trong ngày theo bữa. Tác dụng: bổ khí, chữa các chứng đổ mồ hôi trộm, liệt dương, vàng da bí tiểu.

Cháo cá quả: cá quả 1 con 200g, bột gạo tẻ ngon 50g, bột ngũ vị 2g, gia vị vừa đủ. Cá quả làm sạch, bỏ nội tạng, hấp cách thủy, gỡ lấy thịt nạc ướp bột gia vị. Xương cá giã nhỏ lọc lấy nước ngọt, cho bột gạo, bột ngũ vị vào quấy đều, đun nhỏ lửa. Cháo chín cho bột ngọt, thịt cá vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 4 - 5 ngày.

Canh trai: trai đồng 200g, lá hẹ 50g, bột gia vị vừa đủ. Rửa sạch trai, hấp cách thủy, chắt lấy nước trong của con trai tiết ra; ruột trai làm sạch thái nhỏ, ướp gia vị, xào ngấm mắm muối; rau hẹ rửa sạch thái vừa miếng. Đun sôi nước trai, thả rau hẹ, thịt trai vào, canh sôi lại là được. Ăn uống ngày 1 lần, liền 5 ngày.

Canh lá dâu thịt nạc: lá dâu non 50g, thịt lợn nạc 100g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Lá dâu rửa sạch thái nhỏ; thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị, xào chín, thêm nước, đun sôi, cho lá dâu vào đảo đều, canh sôi lại cho bột ngọt là được. Ăn ngày 1 lần với cơm, ăn liền 5 ngày.

Chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm phổi. Theo các bác sĩ bệnh viện nhi trung ương thì nguyên nhân trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm khá phổ biến là do hệ thần kinh thực vật của trẻ sơ sinh lúc này chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện. Mặt khác trẻ ra mồ hôi trộm cũng phụ thuộc vào sự điều hòa của hệ thần kinh. Rối loạn hệ thần kinh thực vật, hệ giao cảm cũng sẽ khiến trẻ ra mồ hôi nhiều hơn; các bé sinh sớm, thiếu cân bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng thường thiếu vitamin D cũng là nguyên nhân chính trong việc trẻ ra mồ hôi, hệ xương của trẻ chưa phát triển mạnh, chính vì vậy cần bổ sung canxi cho trẻ.

Để khắc phục tình trạng, các bậc cha mẹ có thể áp dụng các cách như nấu cháo trai, chè đậu xanh, đun nước lá dâu, nấu cháo gốc hẹ cho bé ăn

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/mon-an-thuoc-chua-benh-ra-mo-hoi-trom-o-tre-em)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Dược liệu của vỏ hàu tên Thu*c trong y học cổ truyền là mẫu lệ, có vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố tinh, làm dịu, giảm đau, được dùng trong những trường hợp sau:
  • Mẫu lệ là tên Thu*c trong y học cổ truyền của vỏ con hàu (con hầu), một loài nhuyễn thể sống ở cửa sông nước lợ hay ở biển. Mùa khai thác hàu từ tháng 10 đến tháng 3, vì lúc này hàu béo. Thịt hàu được dùng làm thực phẩm rất ngon, bổ. Vỏ hàu chứa nhiều muối canxi, dùng làm Thu*c chữa bệnh.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Y học cổ truyền xếp chứng bệnh tăng tiết mồ hôi thuộc phạm vi chứng “tự hãn”, “đạo hãn” nghĩa là mồ hôi tự ra ngay cả trong trạng thái bình thường, kể cả khi đang ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do vệ khí không bền, tân dịch bài tiết ra ngoài, trường hợp mồ hôi ra nhiều làm cơ thể ớn lạnh, mỏi mệt.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY