Bài thuốc dân gian hôm nay

Món ăn Thuốc trị bệnh quáng gà

Lãn Ông nói: huyết đủ thì mắt sáng, tai nghe rõ, đi đứng nhanh nhẹn. Huyết kém thì mắt mờ, tai điếc, đi đứng chậm chạp. Phép chữa là tư bổ can thận, điều hoà thị lực bằng uống Thuốc kết hợp ăn uống thích hợp.
Lãn Ông nói: huyết đủ thì mắt sáng, tai nghe rõ, đi đứng nhanh nhẹn. Huyết kém thì mắt mờ, tai điếc, đi đứng chậm chạp. Phép chữa là tư bổ can thận, điều hoà thị lực bằng uống Thuốc kết hợp ăn uống thích hợp.

Bài 1: Cốc tinh thảo 40g, vỏ hến trắng nung 40g, cúc hoa 20g, hạt muồng 20g, câu kỷ tử 16g. Tất cả tán bột. Người lớn dùng 12g một ngày, trẻ em dùng 4 - 5g một ngày.

Bài 2: Minh mục hoàn: thục địa 320g, phục linh 120g, trạch tả 120g, đan bì 120g, sơn thù 160g, sơn dược 160g, cúc hoa 120g, bạch thược 120g, kỷ tử 120g, bạch tật lê 120g, thạch quyết minh 160g. Tất cả tán bột làm viên, uống ngày 20g, chia 2 lần.

Bài 3: Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia giảm: thục địa 320g, phục linh 120g, trạch tả 120g, đan bì 120g, sơn thù 160g, bạch thược 120g, sơn dược 160g, đương quy 120g, kỷ tử 120g, cúc hoa 120g. Tất cả tán bột làm viên, ngày uống 20g, chia 2 lần.

Cháo quyết minh tử: quyết minh tử 20g (hạt muồng), gạo lức 100g. Đem quyết minh tử rửa sạch, rang cho có mùi thơm, đổ vào nồi đất, cho 200ml nước ninh còn 100ml, bỏ bã lấy nước, đổ gạo đã vo sạch vào, cho thêm 400ml nước nữa, đun to lửa, sau chuyển nhỏ lửa ninh nhừ thành cháo. Ngày ăn 2 - 3 lần.

Tác dụng: thanh can, sáng mắt, lợi thủy, thông tiện. Trị trẻ con quáng gà, phong nhiệt đau mắt, cam tích, táo bón.

Cháo rau chân vịt, gan dê: rau chân vịt 100g, gan dê 50g, gạo nếp 100g, mỡ lợn, hành, gừng, muối, bột ngọt vừa đủ.

Rau chân vịt rửa sạch thái nhỏ, gan dê ngâm, rửa sạch thái nhỏ, đổ mỡ vào nồi xào lăn gan dê với rau chân vịt, một lát cho muối, bột ngọt xào chín, đựng vào bát. Nếp đã vo sạch cho 1 lít nước ninh thành cháo, rồi đổ gan dê, rau chân vịt, hành, gừng, gia vị vào quấy lên là được. Ngày ăn 2 lần.

Công dụng: dưỡng gan sáng mắt. Trị chứng quáng gà, đau mắt đỏ, đi ngược gió chảy nước mắt, sợ ánh sáng.

Cháo quýt hôi: Lá quýt hôi tươi 100g, đường trắng vừa đủ, gạo nếp 50g. Rửa sạch lá quýt hôi, cho 300ml nước nấu còn 200ml, bỏ bã, đổ gạo nếp đã vo sạch, đường trắng và cho thêm 300ml nước nữa, đun to lửa, sau chuyển lửa nhỏ ninh nhừ thành cháo. Ăn ngày 1 lần lúc nóng.

Công dụng: bổ ích can thận, thanh nhiệt, sáng mắt. Trị chứng quáng gà, thận can suy yếu, chóng mặt, mắt đỏ, liệt dương.

Canh gan gà, thảo quyết minh: Thảo quyết minh 9g, gan gà 1 cái, trứng gà 1 quả. Rửa sạch gan gà, thái nhỏ cho vào nồi cùng thảo quyết minh, nước vừa đủ, đun 30 phút, vớt thảo quyết minh ra, đập trứng vào, trứng chín là được. Ăn gan, uống canh ngày 1 lần. Có thể thay cho bữa ăn sáng hoặc bữa tối.

Công dụng: thanh nhiệt bổ gan sáng mắt. Trị trẻ em quáng gà.

Gan dê nấu cà rốt: Gan dê 50g, cà rốt 100g, gia vị vừa đủ. Gan, cà rốt rửa sạch, thái miếng cho vào nồi đất, nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi rồi chuyển nhỏ lửa hầm trong 30 phút, cho gia vị là được. Chia 2 - 3 lần ăn trong ngày.

Công dụng: dưỡng can, sáng mắt. Trị bệnh quáng gà trẻ em.

Canh cá chạch, mã thầy: cá chạch 100g, mã thầy 50g, gia vị vừa đủ. Mổ cá rửa sạch, mã thầy bóc vỏ, thái lát rồi cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, đun to lửa tới sôi, chuyển nhỏ lửa nấu chín nhừ, cho gia vị là được. Ăn cá, mã thầy, uống canh lúc nóng. Ăn ngày 1 lần, ăn liên tục 5 - 7 ngày là một liệu trình. Nghỉ 3 - 5 ngày lại ăn tiếp.

Canh gan lợn nấu hoa bí đỏ: Hoa bí đỏ 50g, gan lợn 100g, gia vị vừa đủ. Hái hoa bí từ sáng sớm rửa sạch, rửa gan thái nhỏ cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu chín thì cho hoa bí vào, chớm sôi thì cho gia vị là được. Chia ăn 2 lần trong ngày, ăn liên tục 7 ngày là một liệu trình.

Công dụng: dưỡng gan sáng mắt. bệnh quáng gà">trị bệnh quáng gà trẻ em.

Ngoài các món ăn bài Thuốc dễ làm nêu trên, Đông y còn kết hợp các phương pháp khác như: Dùng điếu ngải, cứu ấm huyệt: thận du, can du; hoặc châm, day, bấm bổ các huyệt: tình minh, túc tam lý, tam âm giao, quang minh. Trong đó tình minh và quang minh là 2 huyệt chủ yếu, cần day bấm bổ hàng ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 5 - 10 phút. Các huyệt kia bấm, day xen kẽ, mỗi lần 1 - 2 huyệt.

Vị trí, tác dụng các huyệt:

- Tình minh: chỗ lõm ở hai bên trên đầu mắt, hai bên cạnh gốc sống mũi.

- Quang minh: trên mắt cá chân ngoài đo lên 5 tấc. Huyệt ở sát bờ trước xương mác, trong khe của cơ duỗi các ngón chân và cơ mác bên ngắn.

- Can du: Ở hai bên đốt sống lưng thứ 9 (D9), cách 1,5 tấc.

- Thận du: ở hai bên đốt sống thắt lưng thứ 2 (L2) ra 1,5 tấc.

- Túc tam lý: dưới đầu gối 3 tấc ở ngoài xương ống chân, trong chỗ nổi lên của hai đường gân lớn.

- Tam âm giao: trên mắt cá chân trong 3 tấc, nằm ở chỗ lõm dưới xương.

Lương y Minh Chánh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-mon-an-thuoc-tri-benh-quang-ga-19805.html)

Tin cùng nội dung

  • Bài Thuốc này có nguồn gốc từ Trung Quốc, được dòng họ Lý mang sang Việt Nam, và ngày nay, chỉ còn một chân truyền duy nhất là ông Lý Văn Sèng ở Hà Giang.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY