Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Mong mòn mỏi chẳng có thai, bà mẹ nghe lời bác sĩ bỏ một thói quen, 6 tháng sau liền có tin vui

Đây là lời khuyên của một vị tiến sĩ - chuyên gia chuyên trị về hiếm muộn.

Vốn là nữ hộ sinh và tín đồ của tinh dầu, nhưng sau khi kết hôn vài năm, dù cố gắng như thế nào thì chị hayley barker, đến từ melbourne (úc), vẫn không thể mang thai. chị hayley nhớ lại: "khoảng thời gian đó giống như là cực hình đối với tôi. tôi đã thứ rất nhiều cách và gặp các chuyên gia dinh dưỡng, thực hành việc giảm căng thẳng và cân bằng hormone thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và sử dụng tinh dầu. các chuyên gia dinh dưỡng đã gợi ý cho tôi dùng tinh dầu hoa oải hương và trầm hương để giảm căng thẳng và cân bằng hormone. họ nói đây đều là những tinh dầu tự nhiên nên sẽ không gây hại cho sức khỏe của tôi".

Nhưng tất cả mọi cố gắng đều không mang lại hiệu quả. Vì thế, chị Hayley quyết định tìm đến sự giúp đỡ của Tiến sĩ Fleur Cattrall – một chuyên gia chuyên trị về hiếm muộn. Tiến sĩ Fleur đã dặn bà mẹ này nên cẩn thận về những gì mà mình đang sử dụng.

Mong mòn mỏi chẳng có thai, bà mẹ nghe lời bác sĩ bỏ một thói quen, 6 tháng sau liền có tin vui - Ảnh 1.

Chị hayley đã sử dụng tinh dầu để giúp bản thân thư giãn nhưng việc này lại vô tình khiến chị không thể mang thai (ảnh minh họa).

Chị Hayley chia sẻ: "Tiến sĩ Fleur nói rằng có một số thứ không tốt cho vấn đề sinh sản, trong đó có tinh dầu. Mặc dù chúng được quảng cáo là tự nhiên, nhưng cũng không nên sử dụng nó quá nhiều. Thế là tôi thay đổi lối sống. 6 tháng sau, tôi đã mang thai".

Bà mẹ 2 con cũng cho biết thêm có nhiều phòng khám thai sử dụng tinh dầu để xông hơi, thậm chí có nơi còn mang tinh dầu vào cả phòng sinh. Vì vậy chị Hayley đã luôn cảnh báo đến bạn bè và bệnh nhân của mình về việc đừng lạm dụng tinh dầu vì nó có thể chứa các chất hóa học nguy hiểm (VOCs).

Tiến sĩ fleur cũng khuyên những phụ nữ đang cố gắng thụ thai hoặc đang mang thai nên tránh sử dụng bất kỳ loại tinh dầu nào. vì một nghiên cứu của trường đại học melbourne (úc) đã chỉ ra rằng có một loạt các loại tinh dầu chỉ chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có hại. đây là những hóa chất nguy hiểm được giải phóng ra không khí nhưng lại không được liệt kê trên nhãn mác.

Mong mòn mỏi chẳng có thai, bà mẹ nghe lời bác sĩ bỏ một thói quen, 6 tháng sau liền có tin vui - Ảnh 2.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các loại tinh dầu được bày bán phổ biến ngoài thị trường như tinh dầu trà, hoa oải hương, bạch đàn, bạc hà, dầu cam... Kết quả các nhà khoa học phát hiện ra rằng toluene, một chất thường được dùng làm dung môi trong các sản phẩm như sơn và sơn móng tay, được tìm thấy trong 70% các loại tinh dầu. Bên cạnh đó, các loại tinh dầu còn thải ra ra ít nhất 9 VOCs trở lên. Trong đó có một loại đã thải ra 251 VOCs. Đây đều là những chất hóa học có khả năng gây nguy hiểm cao.

Điều đáng nói là ngay cả những tinh dầu được quảng cáo là tự nhiên như dầu của hoa oải hương hay dầu cam thì tất cả chúng cũng thải ra các hóa chất không an toàn nhưng lại không hề được dán nhãn nguy hiểm.

Tiến sĩ Fleur nhấn mạnh: "Việc sử dụng tinh dầu đang ngày càng phổ biến nên mọi người, nhất phụ nữ, cần phải nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn của những loại tinh dầu. Các nhà nghiên cứu đã xem xét các loại tinh dầu có sẵn trên thị trường được mô tả là có lợi cho sức khỏe nhưng kết quả là có 90% các loại tinh dầu này thải ra các hợp chất. Trong đó có một số chất gây ung thư và dị tật bẩm sinh. Do đó, phụ nữ đang có ý định có thai hoặc đang mang thai, tốt nhất không nên dùng các loại tinh dầu".

Ngoài ra, tiến sĩ Fleur cũng liệt kê thêm một số đồ dùng có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và cơ hội có thai của phụ nữ:

- Dầu gội đầu có chứa paraben.

- Các chai đựng nước bằng nhựa.

- Hâm nóng thức ăn trong hộp nhựa.

- Các hóa chất trong các sản phẩm tẩy rửa, vệ sinh cá nhân.

- Rau, trái cây không được rửa sạch kỹ lưỡng trước khi dùng.

Nguồn: Baby, Springer

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/mong-mon-moi-chang-co-thai-ba-me-nghe-loi-bac-si-bo-mot-thoi-quen-6-thang-sau-lien-co-tin-vui-20201203222001609.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY