Bài thuốc dân gian hôm nay

Một dược, nhũ hương - Thuốc hoạt huyết, khứ ứ

Một dược và nhũ hương là hai vị Thuốc hoạt huyết khứ ứ mạnh của Y học cổ truyền. Chúng đều thuộc nhóm gôm, nhựa có xuất xứ từ một số loài cây...

[Commiphora myrrha (Nees) Engl.] và cây Balsammodendron chrenbergianum Berg, họ Trám (Burseraceae).

Một dược chứa Heerabomyrrholic acid, commiphoric acid, commiphorinic acid, ergenol, m- cresol, pinen, dipenten, limonen, aldehyd cinamic... Theo Đông y, có mùi thơm, vị đắng, tính bình, vào các kinh can, tâm, tỳ. Có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, chỉ thống, tiêu sưng, sinh cơ, thông kinh. Trị bế kinh, đau bụng kinh, đau thượng vị; nhọt độc sưng đau; sưng đau do sang chấn, trĩ... Dùng ngoài để thu miệng vết thương, vết loét lâu lành. Ngày dùng 4-12g. Có thể dùng dưới dạng Thuốc thang, hoàn tán, cao dán nhọt. Để tăng tính hoạt huyết, giảm đau cho vị Thuốc, thường tiến hành chế với giấm. Không dùng cho phụ nữ có thai, mụn nhọt đã vỡ.

Nhũ hương (nhựa của cây nhũ hương) và một dược (nhựa của cây một dược) tác dụng hoạt huyết khứ ứ mạnh, trị bế kinh thống kinh, chấn thương ứ huyết…

Cách chế biến, sử dụng một dược và nhũ hương:

Dạng Thuốc bột

Một dược tán: một dược, hồng hoa mỗi vị 5g; diên hồ sách, đương quy mỗi vị 10g.Một dược giã vụn, cùng sao với đăng tâm thảo (cỏ bấc đèn). Sau khi sao, tán thành bột mịn. Cứ 40g một dược dùng 1g đăng tâm thảo.

Để tăng tính giảm đau của một dược, có thể chế một dược với giấm ăn: một dược cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi mặt ngoài hơi tan ra thì phun giấm ăn vào; tiếp tục sao đến khi mặt ngoài sáng bóng, lấy ra để nguội, rồi tán mịn. Cứ 1kg một dược dùng 60ml giấm ăn. Các vị còn lại sao khô, tán mịn rồi trộn đều với bột một dược nói trên. Mỗi lần uống 6-10g. Ngày 2 lần, trị chứng đau bụng kinh, phụ nữ bế kinh, đau dạ dày.

Nhũ hương, một dược tán: nhũ hương, một dược mỗi vị 5g; bạch truật, đương quy, bạch chỉ mỗi vị 10g; nhục quế, cam thảo mỗi vị 3g. Nhũ hương và một dược chế biến như trên, rồi trộn đều bột của các vị Thuốc còn lại với bột của nhũ hương và một dược. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 6 - 10g với rượu hoặc nước đun sôi để nguội, trị sưng đau do chấn thương.

Chữa tĩnh mạch chi, thể khí huyết ứ với các biểu hiện, sắc mặt tối sạm, tinh thần ủ rũ, bứt rứt dễ nóng, đêm đau tăng, chân hoặc tay lạnh, sắc da thâm tím, khô... Dùng bài: hoàng kỳ 16g; đương quy, sinh địa, huyền sâm, tử hoa địa đinh, đan sâm mỗi vị 12g; nhũ hương, một dược, kim ngân hoa, bồ công anh mỗi vị 10g; hồng hoa, diên hồ sách mỗi vị 8g; cam thảo 6g.

Lấy riêng hai vị nhũ hương và một dược ra. Các vị còn lại sắc với nước, sắc 2 lần, mỗi lần đun sôi 45 phút. Lọc lấy nước Thuốc lúc còn nóng, cho nhũ hương và một dược vào quấy đều cho tan, chia 3 lần uống trong ngày. Cũng có thể đem nhũ hương, một dược chế theo cách làm bột như trên rồi cho bột vào nước sắc, quấy đều rồi uống.

Chữa tĩnh mạch chi, thể nhiệt độc thịnh với các biểu hiện, sắc mặt sạm khô, người bứt rứt khó chịu, ù tai chóng mặt, chi mắc bệnh bị đen tím, sưng to, mọng, đau liên tục, tại chỗ bắt đầu lở loét, hoại tử, chi phù, da bóng, chảy nước hoặc chảy máu... Dùng bài: hoàng kỳ, kim ngân hoa mỗi vị 16g; đương quy, đan sâm, tử thảo nhung, xích thược, ngưu tất, địa long mỗi vị 12g; nhũ hương, một dược, địa miết trùng mỗi vị 10g; sinh cam thảo 6g.

Lấy riêng một dược và nhũ hương ra. Địa long và địa miết trùng sao khô, tán bột mịn. Các vị còn lại sắc với nước, sắc 2 lần, mỗi lần đun sôi 45 phút, lọc lấy nước Thuốc lúc còn nóng, cho nhũ hương và một dược vào quấy đều, cho tiếp bột địa long và địa miết trùng vào, quấy đều. Uống ấm, ngày 3 lần.

Nhũ hương, một dược là những chất gôm, nhựa, bản chất quánh, dính. Nếu sắc chung với các vị Thuốc trên sẽ hạn chế tính tan của các vị Thuốc khác làm giảm tác dụng của Thuốc. Địa long (giun đất) và địa miết trùng (một loại gián đất) có bản chất là protein, sẽ bị đông vón bởi chất tanin có trong các vị Thuốc.

GS.TS. PHẠM XUÂN SINH

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mot-duoc-nhu-huong-thuoc-hoat-huyet-khu-u-n143267.html)

Tin cùng nội dung

  • Đa số cơn đau họng do virus gây ra, vì thế dùng Thu*c kháng sinh là vô ích. Điều này cũng đúng với bệnh viêm phế quản cấp.
  • Nghiên cứu gần đây cho thấy, Thuốc ho Thuốc cảm dành cho trẻ em không giúp làm giảm triệu chứng bệnh. Trong một số trường hợp, chúng có thể gây nguy hiểm.
  • Cảm lạnh (CL) là bệnh thường xảy ra nhất là từ tháng 11 tới tháng 4. Trong khoảng thời gian này, bệnh xuất hiện với ba cao điểm: vào mùa thu khi trẻ em bắt đầu đi học, rồi giữa mùa đông và cuối cùng là vào mùa xuân khi mà mọi người tưởng là đã không còn bị CL viếng thăm.
  • Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều nhãn Thuốc mang tên Bổ phế của nhiều đơn vị sản xuất khác nhau, những cái tên na ná khiến nhiều người dùng không khỏi nhầm lẫn.
  • Thời gian qua có nhiều thông tin về việc học sinh sử dụng Thuốc ho recotus phải vào viện cấp cứu… làm cho các bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng? Vậy recotus là loại Thuốc gì và vì sao một số học sinh lạm dụng loại Thuốc này?
  • Trên thị trường hiện có nhiều loại Thuốc ho. Có Thuốc dùng trong ho có đờm, có Thuốc dùng trong ho khan. Vậy Thuốc ho dextromethorphan dùng trong trường hợp ho nào?
  • Trong suốt cuộc đời, hầu như ai cũng nhiều lần bị ho. Người ta có thể chủ động ho, nhưng trong đa số trường hợp, ho xảy ra ngoài ý muốn và động tác này có tính chất phản xạ.
  • Trong dân gian, củ nghệ rất được trọng dụng trong việc chữa bệnh. Nghệ đen và nghệ vàng là 2 loại nghệ được sử dụng chữa bệnh nhiều nhất.
  • Theo y học cổ truyền, hồng hoa vị cay, tính ôn; vào tâm can, có tác dụng hoạt huyết khứ ứ, thông kinh chỉ thống.
  • Uất kim còn có tên khác là củ nghệ, là phần rễ phình ra thành củ của cây khương hoàng (Curcuma aromatica Salisb.) hoặc cây nghệ. Thân củ được gọi là khương hoàng, củ con được gọi là uất kim. Nghệ là một loại gia vị quan trọng trong nhiều món ăn ngon.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY