Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Một số cơ sở để lọt ca bệnh COVID-19 không được cách ly

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường sàng lọc, phân luồng cách ly ca bệnh COVID-19.

Hiện, tình hình dịch COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp tại các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Việt Nam đã xuất hiện những nguồn lây và nhiều ca bệnh mới, dự báo thời gian tới sẽ có các ca bệnh nghi ngờ đến khám tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Để tăng cường sàng lọc, phân luồng, cách ly và quản lý ca bệnh, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể. Tuy nhiên một số cơ sở đã không thực hiện nghiêm, để lọt ca bệnh không được cách ly và quản lý kịp thời.

Chính vì vậy, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục khẩn trương chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả nhà nước và tư nhân trên địa bàn) tổ chức thực hiện sàng lọc, phân luồng, cách ly và quản lý điều trị ca bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Theo đó, các cơ sở khám, chữa bệnh phải sàng lọc người bệnh ngay khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; có biển chỉ dẫn phân luồng ngay tại cổng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng có triệu chứng lâm sàng: sốt, ho, khó thở,…; yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Y Tế.

Phân công nhân viên y tế hướng dẫn sàng lọc toàn bộ người bệnh tới khám bệnh, chữa bệnh trước khi vào Khoa khám bệnh (bằng bảng hỏi), tuyệt đối không để người bệnh có dấu hiệu lâm sàng; yếu tố dịch tễ vào chung phòng chờ khám bệnh với các người bệnh khác.

Văn bản của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường sàng lọc, phân luồng cách ly ca bệnh COVID-19 tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Ảnh: Minh Thúy

Về việc phân luồng người bệnh: Toàn bộ người bệnh có dấu hiệu lâm sàng; yếu tố dịch tễ sẽ được phân luồng tới phòng chờ khám bệnh, phòng khám bệnh riêng biệt; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện và tương đương trở lên phải bố trí khu vực riêng để tiếp nhận, quản lý, điều trị ca bệnh nghi ngờ/ có thể/ xác định COVID-19.

Các phòng khám đa khoa, chuyên khoa nhà nước, tư nhân ngay sau khi phát hiện có ca bệnh nghi ngờ cần ghi lại thông tin liên lạc của người bệnh và báo ngay cho Sở Y tế hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của địa phương để có biện pháp theo dõi, quản lý, cách ly người bệnh.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cũng đề nghị UBND các tỉnh thành phố tăng cường thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương đến người dân để chủ động tuân thủ sàng lọc, phân luồng khám bệnh khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cung cấp số điện thoại đường dây nóng, các hình thức thông tin liên lạc khác (trang web) để người bệnh đăng ký khám bệnh khi có triệu chứng lâm sàng; yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch COVID-19.

Cùng với đó, tổ chức kiểm tra, giám sát việc sàng lọc, phân loại và cách ly người bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân không thực hiện theo đúng các quy định trên, đình chỉ hoặc đình chỉ tạm thời, rút giấy phép hoạt động/ chứng chỉ hành nghề đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cá nhân vi phạm.

Mạng Y Tế
Nguồn: VietTimes (https://viettimes.vn/mot-so-co-so-de-lot-ca-benh-covid19-khong-duoc-cach-ly-382908.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Dền cơm (Amaranthus viridis L.) thuộc họ rau dền (Amaranthaceae). Là loại cỏ nhỏ, cao đến 80cm, đứng hay nằm ở gốc thường có một nhánh to, cong, thân to đến 5mm, không lông, không gai.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY