Tâm linh hôm nay

Một số góc nhìn về Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo mới ban hành (*)

Những năm qua, Nhà nước ta luôn tạo điều kiện cho các công dân được bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo mà mình ngưỡng vọng, tôn thờ, đồng thời được thực hành giáo lý, giáo luật, nghi lễ tôn giáo theo đúng tinh thần “Đạo pháp – Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội”.

Kính bạch:…

Kính thưa:...

Thưa Đại hội,


Cùng với những biến động lớn của nền văn minh nhân loại, đất nước Việt Nam ta đã bước vào thế kỷ XXI cũng đang trên đà phát triển vươn tới một nền công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, một xu thế tất yếu của thời đại. Con đường hội nhập với thế giới, xu hướng toàn cầu hóa luôn mở rộng với một đất nước giàu tài nguyên, con người cần cù, sáng tạo, có thể nói Việt Nam có khá nhiều thuận lợi trong quá trình toàn cầu hóa, song những khó khăn, thách thức cũng không phải là nhỏ.


Nước ta có 54 dân tộc anh em, trong đó các dân tộc ít người chiếm tỷ lệ không nhỏ. Văn hóa dân tộc khá phong phú và đa dạng, các dân tộc lại phân bố rải rác trên diện rộng, hầu hết ở các vùng sâu, vùng xa. Vì vậy họ có nguy cơ bị lôi kéo, chia rẽ do lợi dụng tôn giáo của các thế lực đối kháng luôn là rất lớn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chính trị xã hội và trật tự an ninh của cả nước.


Thời gian qua, trong khi đa số đồng bào phật tử luôn sống an lạc trong lòng dân tộc, gắn bó hài hòa giữa việc đạo và việc đời, thì cũng có một bộ phận người dân vẫn theo đạo nhưng biểu hiện những thái độ, hành vi ứng xử không phù hợp với lời Phật dạy và pháp luật Nhà nước, đi ngược lại với mục tiêu chung của đất nước, gây mâu thuẫn lương giáo làm mất trật tự an toàn xã hội, như tuần hành, biểu tình…


Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Đảng và các cấp chính quyền trong nước đã có những chủ trương, chính sách vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo lại tuân theo đúng chính sách luật pháp của Nhà nước để đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn, các hoạt động truyền đạo trái pháp luật Nhà nước Việt Nam. Theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã khẳng định: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” và Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 ra đời trên cơ sở đó, thay thế cho Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018.

Ngoài ra, Luật quy định Bộ, Cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện đồng thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Luật.


- Điều 62: Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo: Luật quy định thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Cơ quan quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.


Ngoài ra, Luật quy định thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện các nhiệm vụ sau: thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban nhân dân các cấp; thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.


- Điều 63: Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về tín ngưỡng, tôn giáo: trong quá trình thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, có thể xảy ra trường hợp cơ quan Nhà nước hoặc cán bộ, công chức làm công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của Luật gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, Chức sắc, Chức việc, Nhà tu hành, tín đồ và các tổ chức, cá nhân khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.


Luật cho phép các đối tượng trên có quyền khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính, khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật có liên quan. Ngoài ra, Luật còn quy định cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện theo quy định của pháp luật về Luật tố cáo.


Căn cứ tình hình thực tiễn các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và nghiên cứu, tham khảo luật pháp quốc tế về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Những năm qua, Nhà nước ta luôn tạo điều kiện cho các công dân được bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo mà mình ngưỡng vọng, tôn thờ, đồng thời được thực hành giáo lý, giáo luật, nghi lễ tôn giáo theo đúng tinh thần “Đạo pháp – Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội”.


Chủ trương lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng như của các Tổ chức tôn giáo luôn hướng các tôn giáo vào sự trong sáng, trí tuệ. Có như thế tôn giáo mới lành mạnh, vì dân tộc, vì nhân loại mới phù hợp với tinh thần nhận định của Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp Hành Trung Ương (khóa IX) vừa qua, cho thấy ở tôn giáo những điều phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa. Ngược lại, nếu buông lỏng quản lý thì các hoạt động tôn giáo sẽ đi vào những điều thiếu đạo đức, buôn thần bán thánh, mê hoặc quần chúng, thậm chí để kẻ xấu lợi dụng vào mục đích chính trị đen tối dẫn đến sự suy thoái của tôn giáo, tính thiêng liêng và thanh khiết của các tôn giáo sẽ bị giảm sút.


Đó không chỉ là trách nhiệm của các Ban Ngành quản lý tôn giáo mà còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Tức là của các ngành, các cấp các địa bàn, đó là điều mà Nghị quyết của các hội nghị vừa qua nhấn mạnh và cũng là trách nhiệm của những Tổ chức tôn giáo.


Từ đó cho thấy, Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 ra đời là sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam, đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân theo Hiến pháp và pháp luật. Việc quán triệt về những nội dung cơ bản của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo này là nhằm góp phần đảm bảo sự nhanh chóng, đồng bộ trong triển khai thi hành và phát huy tác động tích cực của luật trong đời sống thực tế.


Mong rằng, khi Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 có hiệu lực và đi vào đời sống sẽ giải quyết những quan hệ tranh chấp phát sinh, góp phần ổn định trật tự xã hội, là điều kiện để Việt Nam phát triển toàn diện, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh » đã được Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định và đó là những mục tiêu lâu dài, những giá trị bền vững, từng bước được hiện thực hóa trong quá trình đổi mới đất nước trên con đường xã hội chủ nghĩa.


Đối với tỉnh Đồng Nai, là tỉnh có nhiều tôn giáo và những năm gần đây, sinh hoạt tôn giáo có phần phát triển, nhà thờ, đình chùa, miếu mạo, thánh thất được tu sửa và tôn tạo, xây cất lại, in ấn tài liệu, đào tạo các chức sắc... Số người tham gia các hoạt động tôn giáo gia tăng. Những hoạt động lễ hội gần gũi với tôn giáo nhiều, mang nhiều màu sắc khác nhau, cũng xuất hiện nhiều hiện tượng mê tín dị đoan. Thực trạng trên, một mặt phản ánh nhu cầu tinh thần của một số đông quần chúng. Đồng thời, từ khi đổi mới và dân chủ hóa tự do tín ngưỡng càng có điều kiện thể hiện, đã đáp ứng được nguyện vọng của một bộ phận nhân dân.


Mặt khác cũng nói lên điều không bình thường vì trong đó không chỉ có sự sinh hoạt tôn giáo thuần tuý, mà còn biểu hiện sự lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị và hoạt động mê tín dị đoan. Khi Luật tín ngưỡng tôn giáo ban hành, Ủy Ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với Ban Tôn giáo của tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật nhằm đưa Luật vào cuộc sống. Hội nghị đã trao đổi, phổ biến thông tin giúp các chức sắc tôn giáo nắm vững luật, góp phần làm cho hoạt động tôn giáo trên địa bàn vừa tuân thủ đúng pháp luật vừa đạt hiệu quả cao.


Việc triển khai Luật Tín ngưỡng tôn giáo nhằm giới thiệu những điều cơ bản, những điểm đổi mới khi Luật được ban hành để chức sắc các tôn giáo nắm rõ và vận động tín đồ thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, cũng như xử lý và giải quyết được sự lợi dụng tôn giáo và những tệ nạn trong tình hình tôn giáo hiện nay của tỉnh. Đồng thời, hướng đến tình đoàn kết trong nội bộ giữa các tôn giáo đảm bảo tính hài hòa, không phát sinh mâu thuẫn, hoạt động tôn giáo và tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào tôn giáo sẽ được ổn định.


Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng, đa số chức sắc, tín đồ các tôn giáo đăng ký hoạt động và được chính quyền địa phương công nhận, hoạt động theo quy định của pháp luật. Luật tín ngưỡng tôn giáo đã giải quyết được những vấn đề tại tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung như: nghiêm cấm phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; nghiêm cấm ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; không lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn công cộng, môi trường, xâm hại đạo đức xã hội, sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân…


Vì tỉnh Đồng Nai có khoảng 70% dân số là tín đồ các tôn giáo, hầu hết nhân dân trong tỉnh có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo nên việc phổ biến, tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân hiểu, có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng các quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần cho các chức sắc, chức việc và quần chúng tín đồ các tôn giáo chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động tôn giáo.


Với tư cách là thành viên của hệ thống Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai đã tập hợp tăng, ni, cư sĩ và phật tử trong tỉnh để phát huy truyền thống “Hộ quốc - an dân” và lối ứng xử giữa con người với nhau trên tinh thần trí tuệ, bao dung, không bài bác tôn giáo khác. Phật giáo vừa góp phần tạo ra sự đồng thuận xã hội, vừa khuyến khích tín đồ tôn trọng pháp luật, bảo vệ lợi ích của dân tộc, giữ gìn ổn định chính trị, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn của một tỉnh đa tôn giáo như Đồng Nai.

Trân trọng cám ơn. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp.

Tham luận của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII

PGVN

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/mot-so-goc-nhin-ve-luat-tin-nguong-ton-giao-moi-ban-hanh-d29048.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY