Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Một số phương Thuốc cổ truyền có vị ngưu tất

Ngưu có nghĩa là trâu và tất có nghĩa là gối; hàm ý chỉ vị Thuốc, dùng để trị bệnh đau gối; nói rộng ra là đau cả xương và khớp.

1. Độc hoạt ký sinh thang: ngưu tất, quế chi, phòng phong, đương quy, tế tân, xuyên khung, tần giao, bạch thược, tang ký sinh, thục địa, đỗ trọng, nhân sâm, phục linh, cam thảo, mỗi vị 8g; độc hoạt 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3 lần, trước bữa ăn 30 phút - 1 giờ.

Công dụng: ích can thận, bổ khí huyết, khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc. Trị can thận đều hư, phong hàn thấp gây đau, nhức mỏi thắt lưng, đầu gối; các chi dưới co duỗi khó khăn, người có cảm giác nặng nề.

2. hoàn ninh khôn: ngưu tất 200g; a giao, mộc hương, sa nhân, mỗi vị 25g; phục linh, bạch thược, ô dược, bạch truật, trần bì, sinh địa, đương quy, thục địa, trầm hương, hương phụ, xuyên khung, mỗi vị 50g; cam thảo 150g; đảng sâm 40g; hoàng cầm, tô diệp, hổ phách, mỗi vị 25g; ích mẫu 300g, mật ong 1.000g. các vị làm hoàn. ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, trước bữa ăn  30 phút - 1 giờ.

Công dụng: điều hòa khí huyết, thông kinh, chỉ thống. Trị phụ nữ kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, suy nhược cơ thể sau sinh.

ngưu tấtVị Thuốc ngưu tất có trong bài “Độc hoạt ký sinh thang”; trị can thận đều hư, phong hàn thấp, gây đau, nhức mỏi thắt lưng, đầu gối...

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh không nên dùng.

3. Thất bảo mỹ nhiệm phương: ngưu tất, thỏ ty tử, đương quy, câu kỷ tử, phục linh, mỗi vị 32g; hà thủ ô chế 128g; bổ cốt chỉ 16g. Các vị làm hoàn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, sau bữa ăn 1-1,5 giờ.

Công dụng: tư bổ can thận. Trị can thận bất túc, râu tóc sớm bạc, di tinh, tảo tiết, đầu váng, tai ve, lưng gối đau mỏi.

4. Bát bảo khôn thuận hoàn: ngưu tất, hổ phách, nhân sâm, ích mẫu, trầm hương, sa nhân, mỗi vị 40g; thục địa, bạch truật, xuyên khung, bạch thược, cam thảo, hoàng cầm, quất hồng, địa hoàng, đương quy, phục linh, mỗi vị 80g; mộc hương 16g. Các vị làm viên hoàn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g, sau bữa ăn 1-1,5 giờ.

Công dụng: ích khí, dưỡng huyết, điều kinh. Trị khí huyết lưỡng hư, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, kinh ít, đau bụng kinh.

5. Tứ diệu dũng an thang gia vị: ngưu tất, nhũ hương, đào nhân, mỗi vị 10g; đương quy, kim ngân hoa, mỗi vị 60g; hoàng kỳ, cam thảo, nhân sâm, mỗi vị 30g; lưu ký nô 18g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3 lần, trước bữa ăn 30 phút - 1 giờ.

Công dụng: thanh nhiệt giải độc, sơ thông huyết mạch, lương huyết hóa ứ. Trị viêm tĩnh mạch chân, chân đau nhức, sưng tấy, lở loét, đi lại khó khăn.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không dùng.

6. Ngũ vị hoạt huyết thang: ngưu tất, kê huyết đằng, mỗi vị 20g; bồ công anh, tử hoa địa đinh, kim ngân hoa, tử bối thiên quỳ, tằm hưu, đan sâm, mỗi vị 30g; quy vĩ 10g; xích thược 12g; hoàng kỳ, phòng kỷ, mỗi vị 15g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3 lần, trước bữa ăn 30 phút - 1 giờ.

Công dụng: thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, hóa ứ, chỉ thống, sinh cơ. Trị viêm tắc tĩnh mạch chân gây tê bì, đau nhức, chân lạnh, các ngón chân bị ứ huyết thâm tím, đi lại khó khăn, vết thương khó lành.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không dùng.

7. Ích khí thông mạch thang: ngưu tất, đương quy, mộc qua, mỗi vị 10g; đảng sâm 15g; hoàng kỳ 50g; xuyên khung 6g; đan sâm, bạch thược, kê huyết đằng, mỗi vị 20g, cam thảo 5g. Sắc  uống ngày 1 thang, uống 3 lần, sau bữa ăn 1-1,5 giờ.

Công dụng: hoạt huyết, hóa ứ thông mạch, dưỡng khí, bổ huyết. Dùng cho bệnh nhân sau khi dùng Ngũ vị hoạt huyết thang thì bệnh đã thuyên giảm, song trong người mạch vẫn còn bế tắc, cần hóa ứ, thông mạch tiếp, đồng thời trị chứng huyết hư, khí yếu lâu ngày để hồi phục chính khí trong người.

8. Thiên ma câu đằng ẩm: ngưu tất, thiên ma, câu đằng, mỗi vị 12g; thảo quyết minh, chi tử, mỗi vị 8g; hoàng cầm, diêm đỗ trọng, phục linh, ích mẫu thảo, thủ ô đằng, mỗi vị 10g; tang ký sinh 16g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3 lần, trước bữa ăn 30 phút - 1 giờ.

Công dụng: bình can, tức phong, thanh nhiệt, an thần. Trị tăng huyết áp dẫn đến đau đầu hoa mắt, tai ù, mất ngủ.

9. ngưu tất 12g; hy thiêm, thổ phục linh, mỗi vị 16g; lá lốt 10g. sắc uống ngày 1 thang, uống 3 lần, trước bữa ăn 30 phút - 1 giờ.

Công dụng: khu phong, trừ thấp, chỉ thống. Trị phong, tê thấp, đau nhức xương khớp.

10. ngưu tất 12g; thổ phục linh 20g; hy thiêm, cà gai leo, mỗi vị 15g; ích mẫu, hương phụ, ké đầu ngựa, mỗi vị 10g. sắc uống ngày 1 thang, uống 3 lần trước bữa ăn 30 phút - 1 giờ.

Công dụng: khu phong, hoạt huyết thông mạch, chỉ thống. Trị đau nhức xương khớp, thấp khớp, lưng gối tê đau.

11. Ngưu tất, hoàng bá, sinh địa, huyền sâm, huyết dụ, mỗi vị 12g; tri mẫu, mạch môn, trắc bách diệp sao đen, mỗi vị 16g; thảo quyết minh sao đen, đan sâm, mẫu đơn bì, xích thược, mỗi vị 10g; cỏ nhọ nồi 16g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3 lần sau bữa ăn  1 - 1,5 giờ.

Công dụng: lương huyết, chỉ huyết, tư âm, bổ thủy. Trị sốt cao, sốt xuất huyết.

GS.TS. PHẠM XUÂN SINH

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mot-so-phuong-thuoc-co-truyen-co-vi-nguu-tat-n184864.html)
Từ khóa: ngưu tất

Tin cùng nội dung

  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Mùa hè đến cũng là lúc mụn trứng cá có điều kiện phát triển. Trong môi trường nóng ẩm các tuyến ở da tăng cường bài tiết nhiều mồ hôi và chất bã nhờn dễ làm tắc lỗ chân lông khiến lượng chất bã nhờn không thoát ra ngoài mà tích tụ tạo thành nhân mụn.
  • Theo y học cổ truyền, nam ngưu tất có vị đắng, chua, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, tác dụng bổ thận, mạnh gân cốt được sử dụng để chữa viêm khớp
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY