Nhiều người lo ngại liệu năm nay có những trận mưa bất thường. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Dư Đức Tiến - Trưởng phòng Dự báo số viễn thám (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia) xung quanh vấn đề này.
Ông dư đức tiến cho biết, mưa đá thường hình thành trong các tháng chuyển tiếp giữa mùa lạnh sang mùa nóng (tháng 3, 4, 5) hoặc giữa mùa nóng sang mùa lạnh (tháng 9, 10 và 11), vì vào các tháng này thường có sự giao tranh mãnh liệt giữa các phần tử không khí ở hai khối không khí có bản chất trái ngược nhau (nóng ẩm và khô lạnh). chính sự giao tranh này tạo nên những vùng đối lưu rất mạnh gây ra mưa rào và dông mạnh và kèm mưa đá.
Riêng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ yếu là các đợt không khí lạnh mạnh tràn về nhanh tương tác với khối khí nóng ẩm trước đó.
“bà con không nên quá lo lắng trước các trận mưa đá đã xảy ra trong tháng 3 này vì có chung 1 điều kiện thời tiết đó là quá trình hội tụ của đới gió tây ở các lớp khí quyển trên cao. riêng trận mưa đá xảy ra ngày 21/3/2021 tại khu vực tỉnh lào cai có kết hợp thêm với quá trình không khí lạnh ảnh hưởng ở tầng thấp. trong quá trình hình thành và phát triển của hội tụ gió sẽ gây mưa dông mạnh, đồng thời tầng thấp lại có thêm sự tràn về của không khí lạnh ở phía bắc nên xuất hiện mưa đá và gió giật mạnh là hoàn toàn dễ hiểu”- ông tiến nói và cho biết thêm, đây là đợt mưa đá đầu tiên xuất hiện trong năm nay, trong thời điểm tháng chuyển mùa của khu vực các tỉnh miền bắc cho thấy diễn biến của thời tiết năm nay vẫn đang tuân theo quy luật khí hậu chung và không có gì bất thường.
Với câu hỏi: đầu năm 2020 cũng đã xảy ra hiện tượng mưa đá ở nhiều địa phương. có thể thấy, tình hình khí hậu thời tiết ở việt nam ngày càng có những diễn biến bất thường và mang tính cực đoan? ông tiến cho rằng đợt mưa dông mạnh kèm theo mưa đá vừa qua xuất hiện vào thời gian chuyển mùa - thời điểm được nhận định dễ xảy ra các điều kiện thời tiết cực đoan và tuân theo đúng quy luật khí hậu. do vậy, trong khoảng 2-3 tháng tới, sẽ vẫn còn nhiều khả năng xảy ra mưa dông mạnh kèm theo lốc, sét và mưa đá đối với các tỉnh bắc bộ và bắc trung bộ.
Ông Tiến cũng cho biết, hiện nay trên thế giới, việc theo dõi và dự báo, cảnh báo các hiện tượng thời tiết có quy mô nhỏ, thời gian xảy ra ngắn như dông, lốc, sét, mưa đá…đang là thách thức lớn nhất đối với các nhà khí tượng và chỉ có thể cảnh báo ở hạn cực ngắn, từ 30 phút đến 6 tiếng. Những hiện tượng thời tiết này đã và đang gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho các địa phương.
“Để phòng tránh và giảm thấp những thiệt hại có thể xảy ra bởi hiện tượng thời tiết nguy hiểm thì người dân cần chủ động chằng chống nhà cửa, gia cố mái nhà, đồng thời thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết hàng ngày, các bản tin thời tiết nguy hiểm (như gió mùa đông bắc, mưa lớn, bão, áp thấp nhiệt đới...) thông qua website, app thời tiết của Trung tâm Dự báo Khí tương thủy văn quốc gia để nắm được các nguy cơ về hiện tượng thời tiết cực đoan có thể xuất hiện”- ông Dư Đức Tiến - Trưởng phòng Dự báo số viễn thám (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia) khuyến cáo.
Theo trung tâm dự báo kttv quốc gia, do ảnh hưởng của vùng áp thấp phía tây nên từ ngày 30/3 nắng nóng mở rộng ra toàn bộ khu vực phía tây bắc bộ, bắc và trung trung bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, có nơi trên 39 độ; ở các tỉnh phía đông bắc bộ có nắng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35-36 độ. riêng khu vực hà nội: từ ngày 29/3-2/4 trời nắng, ngày 30, 31/3 có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến 35-36 độ. trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc quốc gia cảnh báo: đợt nắng nóng này ở các tỉnh bắc bộ và trung bộ có khả năng kéo dài đến khoảng ngày 2/4
Trong đợt nắng nóng này, các chuyên gia ngành khí tượng cũng lưu ý người dân, tại các thành phố phía bắc như hà nội, hải phòng, hạ long (quảng ninh) chỉ số tia uv cực đại ở mức 6. từ ngày 30/3 mức chỉ số tia cực tím sẽ có xu hướng tăng lên mức 7-8, mức có nguy cơ gây hại cao.