Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mùa đông chớ dại làm những điều này, coi chừng đột quỵ

Mùa đông, nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm chênh lệch rất lớn. Nếu liên tục làm những điều này, coi chừng bị đột quỵ lúc nào không hay.

Có một số thói quen vào mùa đông khiến bạn chịu ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe, có thể bị đột quỵ thậm chí là Tu vong.

1. Thói quen tắm nước lạnh và tắm nước quá nóng

Mùa đông nhiệt độ không khí rất thấp, tuy nhiên nhiều người vẫn thích tắm bằng nước lạnh. tắm nước lạnh vào mùa đông được xem như một điều cấm kỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Không chỉ nước lạnh mới có hại cho sức khỏe, việc tắm nước quá nóng trong mùa đông cũng rất có hại. điều này không tốt cho da, khiến da bị mất nước dẫn đến thô ráp, lão hóa nhanh. ngoài ra, tắm nước quá nóng còn khiến các mạch máu trên da giãn nở khiến oxy cung cấp đến tim không đủ làm gia tăng áp lực cho tim.

Nhiệt độ thích hợp được chuyên gia khuyên nên tắm vào mùa đông là từ 24 đến 29 độ C. 

 2. Tắm gội vào ban đêm và tắm quá lâu

Sau khi tắm gội xong, rất nhiều người đặc biệt là phụ nữ thường để mái tóc ướt lên giường. Thực tế, thói quen này không tốt cho sức khỏe. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ dễ khiến bạn bị đau đầu kinh niên.

Thói quen tắm đêm có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, nhiễm trùng phổi, suy giảm chức năng phổi. Đây còn là nguyên nhân khiến bạn dễ đột quỵ, đau thắt ngực hay tai biến mạch máu não.

Bên cạnh đó, thói quen tắm lâu không chỉ khiến làn da bị khô, nứt nẻ vì mất nước mà còn dẫn đến một loạt những bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. thời gian tắm kéo dài khiến nhiệt độ cơ thể bị hạ thấp dễ khiến bạn bị cảm lạnh, choáng váng, trường hợp nặng có thể bị ngất xỉu, đột quỵ khi ra khỏi nhà tắm.

3. Không mặc đủ ấm

Thực tế, có rất nhiều người chủ quan đối với sức khỏe của mình trong mùa đông với khái niệm "thời trang hơn thời tiết". tuy nhiên, mùa đông nhiệt độ hạ thấp, cơ thể con người cần phải mặc đủ ấm để bảo vệ sức khỏe.

Khi mặc không đủ ấm, cơ thể chịu lạnh sẽ khiến bạn bị tê tay chân, có cảm giác đau tức ngực, huyết áp tăng dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.

4. Đi thể dục buổi sáng quá sớm

Thói quen tập thể dục buổi sáng vô cùng tốt cho sức khỏe. Nhưng vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thấp, tập thể dục buổi sáng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cảm lạnh, viêm khớp hay đột quỵ.

Đặc biệt, đối với những người có tiền sử bị cao huyết áp, bệnh đường hô hấp nên chú ý vì tập thể dục buổi sáng ở những nơi không khí, môi trường ô nhiễm có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Để phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh, bạn nên tập thể dục muộn hơn. hãy chờ đến khi trời sáng hẳn, đã có ánh nắng, để đảm bảo sức khỏe của bản thân.

5. Không bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

Chế độ ăn uống không cân bằng, ăn quá nhiều đồ ăn chứa đạm như thịt cá là nguyên nhân khiến bạn béo phì, làm tăng huyết áp, tim mạch... đồng thời là nguyên nhân khiến bạn dễ bị đột quỵ vào mùa đông.

Vì thế, để tăng cường sức khỏe cho cơ thể hãy bổ sung các vitamin bằng cách ăn nhiều rau củ, hoa quả.

 Phòng tránh đột quỵ vào mùa đông

- Không ra ngoài gió ngay khi vừa tỉnh dậy để tránh cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột.

- Mặc đủ ấm.

- Hạn chế rượu bia, chất kích thích.

- cẩn trọng, điều trị tốt các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ như: cao huyết áp, béo phì, đái tháo đường,...

- Bổ sung nhiều loại rau củ quả dinh dưỡng, vitamin có lợi, hạn chế muối.

- Mỗi ngày nên tập thể dục khoảng 30 phút để bảo vệ sức khỏe.

- Thăm khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ phát hiện và đưa ra hướng xử lý kịp thời khi xuất hiện dấu hiệu đột quỵ.

Đinh Thu (TH) | Theo Phụ nữ sức khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/mua-dong-cho-dai-lam-nhung-dieu-nay-coi-chung-dot-quy-346211)

Tin cùng nội dung

  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Thời tiết âm u, ít vận động cũng như hạn chế ăn các thực phẩm nhiều vitamin khiến cơ thể giảm sức đề kháng.
  • Tiêu chảy ở trẻ nhỏ khi mùa đông đến là bệnh khá phổ biến ở miền Bắc. Bệnh này thường do Rotavirus gây ra, thường kéo dài trong 3-7 ngày.
  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY