Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Mùa dứa, nhãn, vải: Cẩn trọng bị dị ứng, nhiễm độc do ong đốt

MangYTe – Theo các chuyên gia, thời điểm này số người bị ong đốt tăng lên nhiều vì đây là mùa có nhiều loại hoa quả như dứa, nhãn, vải,… thu hút ong làm tổ, lấy mật. Bình thường ong đốt không gây nguy hiểm nhưng nếu vết đốt nhiều hoặc ở những vị trí như đầu, mặt, cổ và bị dị ứng với nọc ong,… có thể nguy hiểm tính mạng.

Dị ứng, nhiễm độc do ong đốt

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn - Nguyên Giám đốc Trung tâm Dị ứng Miễn dịch - Bệnh viện Bạch Mai, Chuyên khoa Dị ứng Miễn dịch BVĐK MEDLATEC cho biết, thời điểm này, số người bị ong đốt tăng lên nhiều vì đây là mùa có nhiều loại hoa quả như dứa, nhãn, vải,… thu hút ong làm tổ, lấy mật.

Vừa qua, bệnh viện đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân N.T.H., 29 tuổi làm nhân viên văn phòng tại Hà Nội. Theo lời kể của bệnh nhân, trước ngày vào viện chị có cùng đồng nghiệp thu hoạch nhãn tại cơ quan. Trong lúc bẻ nhãn do không để ý có tổ ong nên đã bị đàn ong bay ra đốt tại nhiều vị trí trên cơ thể như: tay, đùi, chân,… Chị cho biết đó là ong vàng và chưa xử trí gì vào viện khám luôn.

Khi đến viện khám, bác sĩ đã kiểm tra trên người bệnh nhân cho thấy có hơn 10 nốt ong đốt, đồng thời tại vị trí ong đốt có biểu hiện sưng, đỏ, nóng lan rộng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán "Dị ứng, nhiễm độc do ong đốt" và chỉ định nhập viện điều trị độc ong. Sau hơn một ngày truyền tĩnh mạch corticoid, uống Thu*c kháng histamin, kết hợp với Thu*c bôi, tình trạng sưng đau của bệnh nhân đã giảm đáng kể và được xuất viện.

Ảnh minh họa


Trường hợp của chị H may mắn khi đã được xử lý kịp thời và không ảnh hưởng đến tính mạng. Rất nhiều trường hợp không được xử trí đúng cách dẫn tới tình trạng nhiễm độc nặng, mất thời gian điều trị. Nọc độc của loài ong tích tụ trong cơ thể nhiều dẫn tới nguy cơ suy đa tạng, nguy hiểm tính mạng và đã có không ít trường hợp Tu vong vì ong đốt.

Chỉ trước đó không lâu, bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai đã cấp cứu cho hai bệnh nhi 5 tuổi và 2 tuổi bị ong đốt. Cha mẹ đi làm rẫy, hai bé ở nhà bẻ dứa và bị ong đốt. Vì không được cấp cứu kịp thời, hai bé khi vào viện đã trong tình trạng nguy kịch, bé 2 tuổi đã Tu vong sau đó do quá nhiều vết ong đốt.

Những điều cần lưu ý xử trí khi bị ong đốt

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn cho biết, nếu bị ong đốt dưới 50 nốt thì chưa nguy hiểm đến tính mạng, nhưng đốt trên 50 nốt rất dễ dẫn tới sốc và Tu vong, tùy từng loại ong. Trường hợp bị đốt ở các vị trí như đầu, mặt, cổ, cơ địa bị dị ứng với nọc ong sẽ bị sốc hoặc bị nhiễm độc nguy hiểm đến tính mạng. Hơn nữa, trong nọc độc của ong có chứa nhiều chất như: Melittin gây đau, men phospholipase A2 là tan hồng cầu, chất Apamine gây độc với thần kinh,…

Dù vậy những trường hợp đốt 1, 2 nốt cũng không nên chủ quan vì nếu đó là loại ong độc cũng rất đáng lo ngại. Nọc độc của ong vò vẽ, ong đất, ong bầu mạnh hơn ong vàng, ong muỗi.

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn đang khám cho một bệnh nhân


Khi bị đốt, người dân cần xử trí kịp thời để giảm đau buốt và tránh tai biến do nọc độc. Để xử trí khi bị ong đốt, mọi người cần thực hiện các bước sau:

+ Đầu tiên cần xua đuổi đàn ong, tránh bị chúng đốt nhiều hơn. Dùng giẻ tẩm dầu, quấn vào đầu gậy đốt, hoặc dùng bùi nhùi rơm rạ, đốt để dùng khói xua đàn ong ra khỏi nạn nhân. Nếu có điều kiện, có thể dùng bình xịt Thu*c diệt côn trùng để xua đuổi đàn ong.

+ Không nặn vết đốt vì dễ làm tổn thương nặng thêm, nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong.

+ Nếu bị ong thợ đốt để lại ngòi chích, cần lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp. Người dân có thể rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm.

+ Uống nhiều nước để loại thải độc tố và chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau, giảm sưng.

+ Sau khi xử trí như trên người bị ong đốt cần được chăm sóc, theo dõi cẩn thận và tới cơ sở y tế kiểm tra, điều trị kịp thời.

Phương Thuận

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/mua-dua-nhan-vai-can-trong-bi-di-ung-nhiem-doc-do-ong-dot-20200826102711474.htm)

Tin cùng nội dung

  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • (Mangyte) - Câu chuyện bé gái 3 tuổi vì cứu em mà bị ong đốt đến ch*t vừa qua khiến ai cũng đau lòng. Nếu như…
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY