Dịch covid-19 cùng những khuyến cáo về giãn cách xã hội kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của mua sắm trực tuyến. trong số các mặt hàng được bán trên mạng, thực phẩm là ngành hàng được ưa chuộng nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ. là người tiêu dùng thông thái, chúng ta cần tuân theo những quy tắc nhất định khi mua sắm qua mạng.
Cần thận trọng khi mua hàng online.“dạo” trên mạng xã hội, không khó để bắt gặp những cá nhân, đơn vị bán thực phẩm trực tuyến. dịch vụ bán thức ăn qua mạng ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng muốn mua thực phẩm nhanh chóng, ngon miệng mà không phải đi xa hay tốn công sức. sản phẩm bán qua kênh này rất đa dạng, từ những món phổ biến như bánh ngọt, sữa chua đến cả những món như chân gà ngâm sả tắc, gân bò ngâm sả ớt… nhóm khách hàng của dịch vụ này thường là dân văn phòng, có nhu cầu ăn vặt, nạp năng lượng vào buổi chiều.
Chị hạnh an, nhân viên truyền thông ở quận 3 (tp. hồ chí minh), chia sẻ: đồng nghiệp của tôi thường gọi nhiều đồ ăn vặt để ăn vào buổi chiều nhưng tôi chưa bao giờ ăn cùng mọi người bởi lo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
“chỉ nên ăn các loại thực phẩm trên mạng bán bởi người thân thiết bởi chúng ta hiểu cách họ chế biến ra sao”, chị hạnh an chia sẻ thêm.
Chị hồng tâm, nhân viên kinh doanh ở quận phú nhuận (tp. hồ chí minh) thì thú nhận ít khi quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm mà vô tư mua thực phẩm trên mạng xã hội vì “khoái khẩu”.
“mua thực phẩm ở lề đường, hàng quán cũng chưa chắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. nếu lo lắng về vấn đề này thì chúng ta luôn phải lo lắng”, chị hồng tâm chia sẻ thêm.
Khi được hỏi, một số cá nhân, đơn vị có thể cung cấp đầy đủ giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cùng kiểm nghiệm các loại thực phẩm vẫn có thời hạn. ngược lại, nhiều cá nhân, đơn vị trả lời rằng, họ kinh doanh nhỏ lẻ nên không có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?!
Thực phẩm bán online được quảng cáo với hình ảnh bắt mắt. Ảnh: P.V - BTHKhi người viết gọi đến tổng đài của cục quản lý thị trường tp. hồ chí minh tại đầu số điện thoại 028 3932 1294 để phản ánh về vấn đề chất lượng thực phẩm bán tràn lan trên mạng xã hội thì nhận được câu trả lời: thực phẩm bán tràn lan trên mạng xã hội gây khó cho công tác quản lý.
Theo vị này, dịp Trung thu vừa qua, khi nhiều cá nhân, đơn vị tổ chức bán bánh Trung thu trên mạng xã hội, Cục đã có kế hoạch kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh Trung thu tại TP. Hồ Chí Minh trong thời điểm Tết Trung thu đến gần. Tuy vậy, để kiểm soát được tất cả các đơn vị sản xuất không có đăng ký kinh doanh là việc khó.
Vị này khuyên người tiêu dùng nên mua thực phẩm của các thương hiệu có uy tín, nếu mua trên mạng, hãy ưu tiên lựa chọn mua của người quen, thân tín.
Về phía ban quản lý an toàn thực phẩm tp. hồ chí minh, bà phạm khánh phong lan, trưởng ban quản lý an toàn thực phẩm tp. hồ chí minh, cũng từng chia sẻ với tờ vnexpress rằng, nơi nào cấp phép cho sản xuất thì nơi đó sẽ quản lý việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. ví dụ, quận, huyện cấp phép thì nơi này thanh tra an toàn thực phẩm quận, huyện đảm nhiệm; doanh nghiệp do thành phố cấp phép thì thành phố thanh tra.
Nhưng điều này chỉ áp dụng cho các cơ sở, cá nhân có đăng ký kinh doanh. Còn đơn vị, cá nhân không có đăng ký kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ trên mạng xã hội, ai quản lý, thanh tra?
Gọi thức ăn qua mạng thường khó kiểm soát được chất lượng thực phẩm. Ảnh: BPLVNNhằm giảm thiểu những rủi ro của việc mua thực phẩm qua mạng, ban quản lý an toàn thực phẩm tp. hồ chí minh (ban quản lý attp tp. hồ chí minh) đã có những lưu ý dành cho người tiêu dùng trên website : http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn/
Cụ thể, ban quản lý attp tp. hồ chí minh khuyến cáo chỉ chọn mua thực phẩm qua mạng trên những trang web thương mại điện tử đã đăng ký bộ công thương. riêng đối với việc mua hàng thông qua các trang mạng xã hội, nên chọn nhà cung cấp có trang web của chính cơ sở và các thông tin về sản phẩm sẽ được cung cấp đầy đủ và chính xác. bên cạnh đó, người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ về cơ sở sản xuất, kinh doanh những sản phẩm đó qua thông tin về địa điểm đăng ký kinh doanh hoặc địa chỉ cư trú của thương nhân, điện thoại, email… và kiểm chứng được thông tin. ngoài ra, cần tìm hiểu kỹ các thông tin về sản phẩm thực phẩm muốn tiêu dùng về chủng loại sản phẩm (thực phẩm tươi sống, thực phẩm sơ chế hay thực phẩm đã chế biến), thành phần cấu thành nên sản phẩm, giá trị dinh dưỡng (bằng chứng khoa học về khả năng mang lại giá trị cho người sử dụng), yêu cầu về chất lượng sản phẩm theo quy định, thời điểm sản xuất, hướng dẫn sử dụng đối với từng loại sản phẩm và điều kiện bảo quản…
Có thể đọc thêm thông tin phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của cơ sở. ban quản lý attp tp. hồ chí minh lưu ý, khi mua hàng nên yêu cầu có hóa đơn mua hàng để lưu lại làm căn cứ xử lý khi có vấn đề xảy ra liên quan đến sản phẩm cũng như đề nghị được xem sản phẩm trước khi thanh toán để có đánh giá cảm quan chất lượng sản phẩm và kiểm tra lại thông tin sản phẩm (bao bì, nhãn mác, hạn sử dụng, nơi sản xuất,...) có đúng với cam kết, quảng cáo của người bán hay không.
Tuy nhiên, theo ban quản lý attp tp. hồ chí minh, để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng cần cân nhắc trong mua sắm và nên chọn mua thực phẩm ở nơi uy tín, có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng như: các siêu thị lớn, các cửa hàng… để đảm bảo sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình.
Chủ đề liên quan:
an toàn an toàn thực phẩm mua hàng mua hàng qua mạng nguy cơ vệ sinh an toàn thực phẩm qua mạng qua mạng thực phẩm toàn thực toàn thực phẩm vệ sinh vệ sinh vệ sinh an vệ sinh an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm