Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngưỡng chỉ số tia cực tím (uv) từ ngày 4 đến ngày 6/4 ở các thành phố thuộc bắc bộ, trung bộ và nam bộ ở ngưỡng nguy cơ gây hại cao đến đặc biệt cao (chỉ số tia uv từ 2.5-5.4 là nguy cơ gây hại trung bình, từ 5.5-7.4 nguy cơ gây hại cao, từ 7.5 -10.4 là nguy cơ gây hại rất cao, từ 10.5 trở lên là đặc biệt cao).
Cụ thể, từ ngày 4 đến ngày 6/4, chỉ số tia uv tại các thành phố lần lượt như sau: hà nội là 8,8,7; hải phòng là 7,9,9; hạ long (quảng ninh) là 8,6,8; huế (thừa thiên-huế) là 10,10,10; đà nẵng là 10,10,9; hội an (quảng nam) là 10,9,10; nha trang (khánh hoà) là 11,11,10; tp hcm là 11,7,10; cần thơ là 7,10,10; cà mau là 8,10,10.
Để phòng tránh tác hại tia UV, khi ra ngoài trời người dân cần mặc quần áo có khả năng chống nắng như áo dài tay, áo khoác có cổ, quần dài, tối màu, mũ rộng vành để che mặt, cổ và tai. Nên đeo kính râm bảo vệ mắt ngay cả khi trời nhiều mây.
Trong một diễn biến khác liên quan đến thời tiết, chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo từ tháng 4 đến tháng 6 cần đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Theo ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Khí hậu (Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia), tháng 4/2021 là tháng chuyển mùa nên vẫn có đợt không khí lạnh yếu tác động đến nước ta vào khoảng ngày 4 đến ngày 6. Đợt không khí lạnh yếu này có thể gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như dông lốc, mưa đá, gió giật mạnh, bên cạnh đó là mưa rào và dông diện rộng tại Bắc Bộ.
Ông hưởng cho biết, trong tháng 4, nền nhiệt trên cả nước xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. riêng khu vực bắc và trung trung bộ thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 0,5-1 độ c. trong tháng 4 sẽ có 1 đến 2 đợt nắng nóng tại bắc bộ và trung bộ. nắng nóng có thể xuất hiện vào giữa hoặc cuối tháng 4. tuy nhiên, các đợt nắng nóng này ngắn, chỉ diễn ra trong khoảng 2 đến 4 ngày và không quá gay gắt.
Nếu như năm 2020, việt nam chịu ảnh hưởng của hiện tượng elnino (hiện tượng nóng lên dị thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và đông thái bình dương) gây nắng nóng kéo dài và gay gắt tại khu vực trung bộ; thì năm 2021 này việt nam chịu ảnh hưởng của hiện tượng la nina (hay còn gọi là bé hài đồng nữ, là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực nó đi qua lạnh đi dị thường), nên xu hướng nhiệt trong các tháng chính hè (từ tháng 5 đến tháng 8) ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ và có một vài thời điểm thấp hơn. với xu hướng như vậy, nắng nóng mùa hè năm 2021 tại bắc bộ và trung bộ sẽ không gay gắt như nắng nóng năm 2020.
Riêng với khu vực nam bộ, nắng nóng đã xuất hiện ở nửa đầu tháng 3 nhưng chỉ xảy ra trên diện rộng vào khoảng thời gian cuối tháng 4. với xu hướng nắng nóng trong năm nay không còn kéo dài, không gay gắt thì tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực nam bộ trong tháng 4 sẽ giảm dần. sang tháng 5 là tháng mưa sẽ làm giảm tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực này.
Tuy nhiên, xâm nhập mặn ở các sông Vàm Cỏ tiếp tục tăng cao trong các đợt từ 11 đến 14/4; từ 24 đến 30/4. Trên sông Cái Lớn xâm nhập mặn tăng cao trong các đợt từ nay đến 7/4; từ 15 đến 24/4. Từ tháng 5, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long giảm dần.