Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Mụn nhọt và dấu hiệu nguy hiểm

Người cháu nhiều sẹo vì cứ mùa hè cháu lại bị lên nhọt, mụn to và có ngòi mủ rất đau.
Nguyễn Văn Tuyền (Vĩnh Phúc)

mụn nhọt là nhiễm khuẩn mủ cấp và gây hoại tử tổ chức ở nang lông do tụ cầu vàng. Biểu hiện đầu tiên của bệnh là sẩn màu đỏ xuất hiện cấp tính ở nang lông rồi sưng to dần lên và xuất hiện ngòi mủ. Tại chỗ nhọt đau nhức, nóng. Nhọt có thể nhỏ nhưng cũng có thể to lan ra xung quanh và sâu xuống dưới da. Thông thường bệnh nhân chỉ bị 1-2 nhọt nhưng có khi người bệnh bị rất nhiều nhọt. Một số vùng đặc biệt khi bị nhọt rất nguy hiểm như vùng mặt, quanh mũi miệng thường gọi là đinh râu, có thể biến chứng nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm tắc tĩnh mạch xoang hang nguy hiểm đến tính mạng. Khi bị nhọt, nếu chỉ có 1-2 nhọt thì có thể người bệnh không bị sốt. Nhưng nếu bị nhiều nhọt hoặc bị đinh râu hay hậu bối thì người bệnh kèm theo sốt, mệt mỏi... Đặc biệt nếu sốt cao, kèm theo các triệu chứng toàn thân nặng thì cần phải cảnh giác biến chứng nhiễm khuẩn huyết hay viêm tắc tĩnh mạch xoang hang. Việc điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ và chích rạch mủ một cách hợp lý rất quan trọng. Chỉ chích nhọt khi đã “chín”, chích non sẽ làm cho nhiễm trùng lan rộng hơn và gây nguy cơ nhiễm khuẩn máu.

BS. Vũ Lan Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/mun-nhot-va-dau-hieu-nguy-hiem-n133839.html)

Chủ đề liên quan:

mụn nhọt viêm da

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Tôi hay bị nổi nhọt, rất đau. Bạn tôi nói mụn nhọt rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng máu. Xin cho biết điều này có đúng? Cách xử trí khi bị nhọt.
  • Theo Đông y, toàn bộ cây hoa gạo đều được sử dụng làm Thu*c, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng…
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Mụn nhọt là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở các lỗ chân lông hay tuyến bã nhờn; YHCT có tên gọi chung là “sang, hung, thù...”. Nguyên nhân do hỏa độc gây ra, một số trường hợp hay tái phát là do huyết nhiệt.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY