Vừa qua, sở nn&ptnt hà nội đã phối hợp với hội liên hiệp phụ nữ tp tổ chức hội thảo “tăng cường kỹ năng nhận diện sản phẩm an toàn và chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp”. trong khuôn khổ hội thảo, hội viên phụ nữ đã được đi tham quan thực tế mô hình sản xuất nấm kim châm theo công nghệ nhật bản tại huyện mỹ đức; mô hình chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học tại huyện thanh oai. đồng thời được hướng dẫn kỹ năng nhận diện sản phẩm bằng phương thức truy xuất nguồn gốc, có thêm kiến thức lựa chọn thực phẩm an toàn cho bữa ăn gia đình.
Hội viên phụ nữ Hà Nội tham quan mô hình trồng nấm theo công nghệ Nhật Bản của một doanh nghiệp tại huyện Mỹ Đức. |
Hoạt động trên là một trong nhiều chương trình phối hợp của sở nn&ptnt hà nội với các tổ chức chính trị - xã hội trong nhiều năm qua. thống kê từ năm 2016 đến tháng 9/2020, đã có gần 16.000 cán bộ làm công tác quản lý, 215.000 chủ cơ sở sản xuất – kinh doanh và khoảng 53.000 hội viên các tổ chức, đoàn thể, người tiêu dùng được tham gia các chương trình tuyên truyền, tập huấn kiến thức theo chuyên đề và lồng ghép về attp. nội dung của các chương trình tập trung vào việc phổ biến các điều kiện, quy định sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn. sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng vietgap, gmp, haccp… bên cạnh đó là kỹ năng lựa chọn, sử dụng các loại thực phẩm an toàn.
Ngoài phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thông tấn, báo chí, Sở NN&PTNT Hà Nội cũng “bắt tay” với Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao các quận, huyện, thị xã xây dựng và phát thanh các nội dung tuyên truyền về ATTP với tần suất 1 – 2 lần/tuần. Xây dựng các website, bản tin về quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản để phổ biến rộng rãi thông tin về ATTP…
Theo phó giám đốc sở nn&ptnt hà nội tạ văn tường, công tác phối hợp tuyên truyền được thực hiện thường xuyên góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, từng hộ gia đình, tổ chức, dn và cộng đồng. qua đó tạo chuyển biến căn bản trong sản xuất, kinh doanh attp. không chỉ vậy, công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội còn góp phần nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý, người đứng đầu các đơn vị.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác attp trên địa bàn hà nội, ông tạ văn tường cho biết, thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình phối hợp tuyên truyền, tập huấn về attp với các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là ủy ban mttq, hội liên hiệp phụ nữ, hội nông dân… tạo cầu nối lan tỏa, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân. cùng với đó là tăng cường truyền thông, quảng bá các địa chỉ sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn để người dân thủ đô nhận biết, lựa chọn sử dụng.
Chủ đề liên quan:
an toàn an toàn thực phẩm nâng cao nâng cao nhận nâng cao nhận thức nhận thức nông nghiệp nông sản nông thôn thực phẩm