Khoa học hôm nay

Nắng nóng tại Hà Nội còn kéo dài đến hết tuần này

(HNMO) - Hai ngày cuối tuần này, Hà Nội tiếp tục xảy ra nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 36-37 độ C. Để giảm tác hại của nắng nóng, người dân Thủ đô lưu ý biện pháp phòng, tránh.

(HNMO) - Hai ngày cuối tuần này, Hà Nội tiếp tục xảy ra nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 36-37 độ C. Để giảm tác hại của nắng nóng, người dân Thủ đô lưu ý biện pháp phòng, tránh.

Trưa nay (16-7), thành phố hà nội xảy ra nắng nóng, nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ c. đêm nay và sớm mai (17-7), thành phố hà nội nhiều mây, không mưa, thời tiết dịu mát, nhiệt độ giảm 6-7 độ c so với ban ngày, dao động ở mức 26-30 độ c.

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ cho biết, do ảnh hưởng của vùng áp thấp phía Tây phát triển và mở rộng nên trưa và chiều mai, Hà Nội tiếp tục xảy ra nắng nóng; nhiệt độ cao nhất tại khu vực trung tâm thành phố 36-37 độ C, các quận, huyện còn lại 35-36 độ C.

Thời gian hà nội xuất hiện nắng nóng, có nhiệt độ cao hơn 35 độ c bắt đầu từ khoảng 11h đến 16h. đây cũng là thời điểm chỉ số tia tử ngoại tại hà nội đạt mức 7-8, ngưỡng nguy hại cao đối với bộ phận da và mắt của con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. hình thế thời tiết như trên sẽ kéo dài đến hết chủ nhật (18-7).

Để giảm tác hại của nắng nóng gây ra, phòng tránh lây nhiễm covid-19, người dân thủ đô hạn chế tham gia giao thông, làm việc ngoài trời, đến nơi công cộng, nhất là trong khung giờ 12-14h hằng ngày, bởi đây là thời điểm cường độ nắng và chỉ số tia tử ngoại đạt mức cực đại. khi có việc cần thiết phải ra ngoài trời, người dân lưu ý mặc trang phục chống nắng, đeo khẩu trang và kính râm chống tia tử ngoại, mang theo nước uống để kịp thời bổ sung cho cơ thể.

Những người cao tuổi, mắc bệnh huyết áp, tim mạch... hạn chế di chuyển đột ngột từ phòng có điều hòa nhiệt độ ra ngoài trời và ngược lại, đề phòng nguy cơ sốc nhiệt dẫn đến đột quỵ. Các gia đình nhắc nhở con em không tắm sông, hồ, đề phòng đuối nước...

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1005924/nang-nong-tai-ha-noi-con-keo-dai-den-het-tuan-nay)

Tin cùng nội dung

  • Thế giới sinh vật, động vật và con người hoạt động và phát triển đều chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết rõ rệt. Ở người, ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết khác nhau giữa người trẻ và người cao tuổi (NCT) do đặc điểm sinh học của lứa tuổi này.
  • Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tăng huyết áp (THA) nhưng người cao tuổi (NCT) có tỷ lệ mắc cao hơn. Theo thống kê, gần ¾ là người ở độ tuổi từ 70 tuổi trở lên bị THA.
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Thời tiết nắng nóng trong mùa hè thực sự là một trở ngại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường… Nếu người bệnh không được theo dõi và kiểm soát bệnh chặt chẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
  • Tôi bị bệnh tim mạch, nghe nói người bị bệnh này phải cảnh giác khi thời tiết thay đổi nhất là tháng 3 khi có mưa rào.
  • Tôi 40 tuổi, sức khỏe bình thường, làm văn phòng. Gần đây, khi thời tiết bắt đầu lạnh, tôi rất hay bị đau nhức chân tay, mình mẩy. Bệnh làm tôi rất khó chịu, nhiều khi mất ngủ.
  • Thời tiết chuyển mùa, viêm xoang rất dễ mắc phải và rất hay tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và có thể bị viêm xoang cấp tính hoặc mạn tính.
  • Những thay đổi về thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại; thay đổi hướng gió, gặp mưa... là cơ hội cho những bệnh dị ứng phát triển, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng.
  • Em bị ngứa ở mặt, một đốm ngứa ở bả vai và ngứa từ vùng bụng xuống đến đầu gối. Ngứa nhất là khi trời mưa, trời lạnh và nắng nóng...
  • Thời tiết đang chuyển mùa cộng với những biến đổi khắc nghiệt của khí hậu làm bệnh mề đay xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY