Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nấu đậu xanh giải nhiệt ngày hè oi bức, chị em nhất định nhớ 5 lưu ý này để tránh rước họa vào người

Đậu xanh thường được nhiều người ưa chuộng vào những ngày nắng nóng vì nó có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Nhưng khi nấu và tiêu thụ, có một số điều bạn cần phải chú ý.

Vào những ngày nắng nóng, mọi người thường có xu hướng thích nấu đậu xanh để giải nhiệt. có không ít người tin rằng, đậu xanh là một trong những loại hạt nên được tiêu thụ nhiều hơn vào mùa hè, bởi nó có những công dụng rất tốt cho cơ thể trong thời điểm này. tuy nhiên, dù tốt đến đâu đi chăng nữa thì vẫn có những lưu ý khi ăn đậu xanh mà nhất định bạn cần phải ghi nhớ.

Công dụng của đậu xanh

Trong đông y, đậu xanh có rất nhiều tác dụng tốt đối với con người, đặc biệt trong những ngày nắng nóng như thế này, nếu nấu đậu xanh thành nước uống sẽ giúp thanh nhiệt giải độc hiệu quả. sau đây là một số công dụng điển hình của đậu xanh.

- Giải nhiệt

Thời tiết nắng nóng khiến con người dễ ra mồ hôi nhiều, điều này cũng dẫn tới việc cơ thể mất nước, mất cân bằng điện giải. Việc uống nước đậu xanh lúc này có thể bổ sung lượng nước và muối vô cơ, giúp cân bằng lượng chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể, đồng thời có tác dụng thanh nhiệt, làm dịu cơn khát, lợi tiểu.

- Giải độc

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, đậu xanh còn có tác dụng giải độc, đặc biệt là trong trường hợp say rượu. Việc uống một bát nước đậu xanh lúc này có thể phần nào làm giảm đi nồng độ chất độc trong cơ thể.

Nếu bạn thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, việc uống nước đậu xanh có thể bổ sung dinh dưỡng, tăng cường thể lực và giải độc.

- Giảm sưng tấy

Y học cổ truyền Trung Quốc cũng chỉ ra rằng, đậu xanh có vị ngọt, tính mát, có công dụng tiêu sưng, hạ khí. Thông thường, người ta sẽ ép lấy nước hoặc nấu chín rồi uống trực tiếp.

- Hạ lipid máu

Đậu xanh chứa nhiều globulin và polysaccharid, giúp phân hủy cholesterol trong cơ thể thành axit mật, từ đó giúp giảm béo và giảm cân.

Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thích hợp cho ngày nóng.

- Bảo vệ hệ thống tim mạch

Trong đậu xanh chứa nhiều polysaccharide, giúp cải thiện hoạt động của lipoprotein trong huyết thanh, đảm bảo cân bằng lipid máu, bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành và đột quỵ vào ngày nắng nóng.

Những lưu ý khi ăn đậu xanh

Đậu xanh tuy có nhiều công dụng tốt cho cơ thể nhưng nếu ăn sai cách sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Sau đây là 5 lưu ý khi ăn đậu xanh bạn cần chú ý:

1. Đừng ăn quá nhiều cùng một lúc

Trong đậu xanh có một hàm lượng lớn chất xơ, nếu ăn nhiều sẽ dễ gây đầy hơi. Đối với bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, bệnh về đường tiêu hóa, cần phải kiểm soát lượng ăn.

Bên cạnh đó, đậu xanh cũng chứa nhiều carbohydrate phức hợp, lượng calo cao nên bệnh nhân tiểu đường chỉ nên tiêu thụ khoảng 25gr đậu xanh mỗi ngày.

2. Không nên nấu quá lâu

Khi nấu đậu xanh quá lâu hoặc quá nát, nó sẽ phá hủy các axit hữu cơ, vitamin và nhiều chất dinh dưỡng khác. Đặc biệt, tinh bột trong đậu xanh có độ hồ hóa cao nên nếu nấu như thế này sẽ khiến cơ thể hấp thụ quá nhanh, dẫn tới tăng lượng đường huyết nhanh, hoàn toàn không tốt cho cơ thể.

Nấu đậu xanh quá lâu sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng.

3. Uống nhiều nước và ít ăn đậu xanh

Khi nấu đậu xanh thành dạng nước uống để giải nhiệt, bạn nên nắm vững tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ nước với đậu xanh tốt nhất nên là 10:1. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước hơn và hạn chế ăn bã đậu xanh để tránh nạp quá nhiều calo vào cơ thể. Khi uống nước đậu xanh, bạn không nên cho nhiều đường, mật ong, nó sẽ khiến lượng đường huyết trong máu tăng cao.

4. Người có tay chân lạnh không nên ăn

Đậu xanh có tính mát nên những người thường bị tay chân lạnh, đau thắt lưng khuyến cáo không nên tiêu thụ nếu không sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh, có thể gây ra tiêu chảy, đau bụng, mất nước.

5. Người có thể chất yếu không nên ăn

Vì đậu xanh rất giàu protein nên những người có thể trạng yếu, đường tiêu hóa kém sẽ không cung cấp đủ men phân giải protein, dễ gây ra tình trạng khó tiêu.

Nguồn: Kknews, Sohu

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nau-dau-xanh-giai-nhiet-ngay-he-oi-buc-chi-em-nhat-dinh-nho-5-luu-y-nay-de-tranh-ruoc-hoa-vao-nguoi-20210802100144115.chn)

Tin cùng nội dung

  • Bạn đã quá nuông chiều bản thân suốt mấy ngày tết? Hãy giúp phục hồi sức khỏe cho cơ thể bằng một số cách giải độc đơn giản và nhanh chóng dưới đây:
  • Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm, thường có diễn biến âm thầm và có thể để lại những di chứng nặng nề...
  • Nhiều người giải độc cơ thể bằng cách uống nhiều nước, ăn thật nhiều trái cây, rau xanh, xông hơi... Tuy nhiên, thải độc không đúng cách sẽ làm hại cơ thể.
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng chỉ thống.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY