Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nên ăn những thực phẩm này để giảm bệnh lúc giao mùa cuối thu đầu đông

Th.s BS Hoàng Khánh Toàn- Trưởng môn YHCT BV 108 cho biết, thời tiết thay đổi thất thường kết hợp với mưa gió, nắng hanh dễ khiến chất dịch trong cơ thể bị hao tổn gây khô miệng, nẻ môi, mũi, họng hay da dẻ nứt nẻ gây kém nhuận, dễ táo bón và các bệnh mùa đông khác.

Để khỏe mạnh trong cả mùa đông và phòng tránh sự suy giảm sức khỏe khi thời tiết giao mùa, ngoài việc tập luyện thể dục thể thao đều đặn thì chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng để giảm các nguy cơ mắc bệnh.

Dưới đây là lời khuyên của th.s bs đông y hoàng khánh toàn liên quan tới chế độ dinh dưỡng cho thời tiết cuối thu, ngày ấm còn đêm và sáng lạnh như hiện tại.

1. Nên ăn các món ăn nhiều chua, ít cay

Theo đông y thì vào cuối thu, để: "phòng táo, giữ âm, tư thận và nhuận phế" thì cần tuân thủ theo nguyên tắc "thu đông dưỡng âm". hay nói cách khác là cần phải bổ sung đầy đủ các tân dịch và ưu tiên sử dụng những thực phẩm có tác dụng dưỡng âm nhuận táo.

Thời tiết cuối thu, ngày ấm - đêm, sáng lạnh: Cần ưu tiên ăn thực phẩm nhiều chua ít cay để mùa đông giảm bệnh - Ảnh 2.

Cuối thu nên hạn chế ăn các thực phẩm có tính cay nóng (Ảnh: Internet)

Bác sĩ giải thích thêm, do cuối thu là lương táo, vì thế những thực phẩm cần bổ sung nên có tính bình hòa giúp tư âm dưỡng huyết nhuận táo. tiêu biểu là các món ăn làm từ củ mài, vừng, ngân nhĩ (hay còn gọi là mộc nhĩ trắng), thịt rùa, thịt ba ba, sò, gà ác hay tổ yến. nước uống thì ưu tiên sữa bò, mật ong, nước dâu, có kỷ tử và hà thủ ô,...

Tại sao nên ăn ít cay hơn vào cuối thu?

Bác sĩ Hoàng cho biết, theo như Ngũ hành thì vị chua ứng với Can, vị cay ứng với Phế. Phế thì thuộc Kim còn Can thì thuộc Mộc. Đông Y có câu: "Vạn vật thu thu, phế khí kim vượng".

Điều này có nghĩa là vào mùa thu, vạn vật khí khi kim thuộc phế vượng thịnh, nếu như ăn nhiều món ăn có vị cay sẽ làm phế khí thịnh hơn. nhưng phế kim lại khắc can mộc nếu ăn thái quá, làm cho công năng của tạng (nội tạng) hành can bị rối loạn.

Tại sao cuối thu nên ăn nhiều chua hơn?

Trong đông y cho biết, mùa thu cần duy trì chế độ ăn uống "thiểu tan tăng toan" - có nghĩa là ít cay nhiều chua. thực phẩm chua giúp tăng cường chức năng của can và phòng ngừa được sự vượng thịnh của phế khí - vượng quá gây hại can.

Những gia vị cay nóng như hành, gừng hay tỏi ớt, hạt tiêu cũng cần phải hạn chế lại. sách “kim quỹ yếu lược” viết: "thu bất tư phế" (mùa thu không nên ăn những thứ bổ phế) cũng là nằm trong ý nghĩa sâu xa này.

Thời tiết cuối thu, ngày ấm - đêm, sáng lạnh: Cần ưu tiên ăn thực phẩm nhiều chua ít cay để mùa đông giảm bệnh - Ảnh 3.

Thực phẩm chua giúp tăng cường chức năng của Can và phòng ngừa được sự vượng thịnh của phế khí - vượng quá gây hại Can (Ảnh: Internet)

Hay theo Tôn Tư Mạo (một danh y đời Đường, Trung Quốc) cũng viết: "Thu đông gian, noãn lý phúc" ( có nghĩa là giữa mùa thu và mùa đông nên chú ý tới việc ôn ấm vùng bụng).

Xét về khoa học thì mùa thu là giai đoạn mà thời tiết có sự chuyển giao nhiệt độ từ nóng sang lạnh vì thế cần hạn chế ăn các thực phẩm có tính hàn hay quá bổ béo có thể gây ra chứng khó tiêu khiến tỳ và vị bị thương tổn.

Tuy nhiên, mặc dù cuối thu nên ăn nhiều thực phẩm có vị chua nhưng sau khi lập thu thì bạn lại không nên ăn nhiều vì có thể khiến dương khí của tỳ vị bị hư hao. sách Thu*c cổ đã viết: "thu qua hoại đỗ" (mùa thu ăn dưa thì có hại cho đường tiêu hoá).

2. Cuối thu là thời điểm thích hợp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể trong năm

Thời tiết đang bước vào giai đoạn cuối thu, sắp sang lập đông, lúc này dương khí đang dần dần thu liễm bế tàng còn âm khí từ từ tăng lên, nhiệt độ cũng chuyển giao dần từ nóng sang lạnh. Đây là giai đoạn của "dương tiêu âm trưởng", vạn vật thành thục, cây trái hoa quả cũng đang vào mùa thu hoạch nên thích hợp là thời gian bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ngoài ra, do độ ẩm không khí đang giảm, thời tiết khô hanh phổ biến có thể gây ra hiện tượng mất dịch khiến da, môi khô nứt nẻ. bên cạnh việc hệ hô hấp bị ảnh hưởng như mũi khô, họng khô, đi đại tiện dễ bị táo bón,..

Thời tiết cuối thu, ngày ấm - đêm, sáng lạnh: Cần ưu tiên ăn thực phẩm nhiều chua ít cay để mùa đông giảm bệnh - Ảnh 4.

Thời tiết khô hanh dễ khiến da khô nứt nẻ (Ảnh: Internet)

Nói về khí táo mùa thu thường được chia ra thành Ôn táo và Lương táo. Khí táo hay còn gọi là bệnh thu táo là bệnh cảm phải khí táo của mùa thu. Ôn táo là thể bệnh thiên về tính nhiệt còn Lương táo là thể bệnh thiên về tính hàn.

Hay nói cách khác, vào cuối thu, khi nhiệt độ giảm xuống kết hợp với khí táo sẽ gây ra bệnh lương táo.

Gợi ý món ăn phù hợp với thời tiết cuối thu: các món cháo

Cháo là một món rất dễ ăn đối với cả người trưởng thành hay trẻ nhỏ. Cháo đa dạng, có nhiều loại, dễ dàng thay đổi khẩu vị như cháo cá, cháo sườn, cháo gà, cháo bò, cháo lươn,.. Trong sách "Tuỳ tức cư ẩm thực" phổ viết: "Gạo tẻ vị ngọt tính bình, hợp với việc nấu thành cháo - một trong những đồ ăn bổ dưỡng tốt nhất".

Bên cạnh đó, cháo ăn vào sáng sớm cuối thu giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và trao đổi chất của cơ thể, hỗ trợ chức năng dạ dày và sinh tân dịch,.. tốt cho sức khỏe.

Trong sách “ẩm thực chính yếu” viết: "thu khí táo, nghi thực ma dĩ nhuận khí táo" (có nghĩa là mùa thu khí trời khô hanh nên ăn nhiều vừng để nhuận táo"). nên ưu tiên ăn các loại cháo như cháo bách hợp hạt sen, cháo hồng táo gạo nếp, cháo đường phèn, cháo sa sâm, cháo hoàng tinh...

Theo Phụ nữ Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://phunuvietnam.vn/thoi-tiet-cuoi-thu-ngay-am-dem-sang-lanh-can-uu-tien-thuc-pham-nhieu-chua-it-cay-de-mua-dong-giam-benh-41202018117338651.htm

Theo Phụ nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nen-an-nhung-thuc-pham-nay-de-giam-benh-luc-giao-mua-cuoi-thu-dau-dong/20201118030632146)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY