Trong thời gian gần đây, tại Bình Dương xuất hiện các đối tượng lập trang Facebook giả mạo cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương để tổ chức thu mua sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động nhằm trục lợi.
Ngay sau khi phát hiện sự việc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã gửi thông tin về các trang Facebook lập ra với mục đích mua, thu gom sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động để trục lợi tới Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao) để đề nghị xử lý, ngăn chặn các hoạt động này trên môi trường mạng; Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương đã có công văn gửi Công an tỉnh Bình Dương (Phòng PA06) báo cáo về tình hình trên và đề nghị ngành Công an phối hợp vào cuộc để điều tra xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, trong ngày 08/4/2020, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kịp thời gửi Thông tin báo chí về việc cảnh báo tình trạng mạo danh tài khoản Facebook mang tên cơ quan Bảo hiểm xã hội để thu gom sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động nhằm trục lợi đợt dịch Covid-19 tới đông đảo các cơ quan báo chí Trung ương, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Cần ngăn chặn tình trạng trục lợi hưởng bảo hiểm xã hội. (Ảnh minh hoạ: Daibieunhandan.vn) |
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tại Công văn số 2858/VPCP-NC ngày 12/4/2020 về việc thông tin báo chí phản ánh việc nhiều đối tượng thu gom, mua bán sổ Bảo hiểm xã hội nhằm trục lợi, ngày 13/4/2020, ban hành Công văn số 1164/BHXH-CSXH về việc thực hiện Công văn số 2858/VPVP-NC về việc ngăn chặn trục lợi hưởng Bảo hiểm xã hội; Công văn số 1165/BHXH-ST về việc lạm dụng chính sách Bảo hiểm xã hội của người lao động gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
I. Tại Công văn số 1164/BHXH-CSXH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chỉ đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố thực hiện ngay một số nội dung sau:
1. Khẩn trương rà soát, nắm tình hình thu gom, mua bán sổ Bảo hiểm xã hội tại địa bàn quản lý theo phản ánh của báo chí.
2. Thực hiện đúng quy định của chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, các quy trình nghiệp vụ và chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trọng tâm thực hiện chặt chẽ các nội dung sau đây:
- Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng Bảo hiểm xã hội một lần của người lao động, phải kiểm soát các thông tin tại Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB), đối
chiếu dữ liệu trên Hệ thống với thông tin trên sổ Bảo hiểm xã hội và Đơn đề nghị, đảm bảo các thông tin của người hưởng phải thống nhất; kiểm tra tính pháp lý của Giấy ủy quyền hoặc Hợp đồng ủy quyền.
Khi xem xét giải quyết phải kiểm tra, đối chiếu đảm bảo đủ điều kiện giải quyết hưởng Bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội, Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội và Điều 4 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế.
Khi trả kết quả giải quyết hưởng Bảo hiểm xã hội một lần phải kiểm tra, đối chiếu kỹ giấy tờ tùy thân của người nhận kết quả; đảm bảo trả hồ sơ, trả tiền đúng cho người lao động hoặc người được ủy quyền hợp pháp.
- Tiến hành thẩm tra, thống kê những trường hợp một người được ủy quyền nhận Bảo hiểm xã hội một lần cho từ hai người trở lên, kiểm soát để phát hiện dấu
hiệu trục lợi từ việc thu gom, mua bán sổ Bảo hiểm xã hội.
3. Chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành tại địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về Bảo hiểm xã hội để nâng
cao nhận thức của người lao động về quyền lợi hưởng chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước; đồng thời cảnh báo đến người dân, người lao động để
không bị lôi kéo xúi giục bán sổ Bảo hiểm xã hội và kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm.
4. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền của địa phương phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh có biện pháp ngăn chặn kịp thời
tình trạng thu gom, mua bán sổ Bảo hiểm xã hội nhằm trục lợi; điều tra, kết luận xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm điển hình.
II. Tại Công văn số 1165/BHXH-ST gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị nội dung như sau:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, sổ Bảo hiểm xã hộiđược cấp và giao cho từng người lao động giữ để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hộivà là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Việc mua bán, chuyển nhượng hoặc cầm cố, thế chấp sổ Bảo hiểm xã hội là các hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, thời gian qua, tại một số tỉnh, thành phố có tình trạng đối tượng mạo danh cơ quan Bảo hiểm xã hộilập ra các trang Facebook, công khai số điện thoại để rao thu mua, thanh lý sổ Bảo hiểm xã hội trước thời hạn của người lao động nhằm trục lợi.
Thời gian qua Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, công an, lao động, công đoàn … cơ quan báo chí tại địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến đông đảo người lao động và Nhân dân về các quy định của của pháp luật về Bảo hiểm xã hội;
Khuyến cáo người lao động không thực hiện mua bán sổ Bảo hiểm xã hội, ký hợp đồng ủy quyền giải quyết hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội một lần, hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người khác nếu không có lý do chính đáng;
Phối hợp với cơ quan công an điều tra hành vi mạo danh tài khoản Facebook mang tên cơ quan Bảo hiểm xã hội của các đối tượng xấu để xử lý theo quy định của pháp luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.
Để quản lý chặt chẽ việc quản lý sổ Bảo hiểm xã hội khi giải quyết các chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, ngăn chặn tình trạng trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất cho phép cơ quan Bảo hiểm xã hội các cấp tạm thời không nhận hồ sơ của người lao động ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận hộ tiền hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội một lần, trừ trường hợp người lao động bị ốm đau, T*i n*n lao động không thể đến cơ quan Bảo hiểm xã hội (có Giấy xác nhận của cơ sở y tế về tình trạng sức khỏe của người ủy quyền) để tránh lạm dụng và việc mua bán L*a đ*o đang diễn ra hàng ngày.
Đặc biệt, theo đề nghị của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ngay trong chiều ngày 9/4/2020, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an (A05) đã thực hiện xử lý và gỡ bỏ hoàn toàn trang Facebook mạo danh Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương và các trang Facebook tổ chức thu mua sổ Bảo hiểm xã hội khác.
Đến chiều ngày 13/4/2020, A05 đã phối hợp với Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Công an tỉnh Bình Dương triệu tập 02 đối tượng Ngô Thị Thúy Kiều và chồng là Lê Quốc Việt (sinh năm 1990, quê Bình Định), ngụ tại quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh để làm rõ hành vi mạo danh cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương, thu mua sổ Bảo hiểm xã hội để trục lợi bất chính.
Trong quá trình xác minh, A05 xác định vợ chồng Kiều - Việt đã lập trang Facebook giả mạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương để thu mua sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động mất việc do dịch bệnh.
Ngoài trang "Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương", vợ chồng này còn lập hàng loạt tài khoản khác để giao dịch như: "Thu mua bảo hiểm xã hội giá cao", "Thu mua bảo hiểm xã hội"…
Ngoài ra, cơ quan công an đã thu được hàng chục sổ Bảo hiểm xã hội của công nhân và nhiều tài liệu liên quan khác.
Bộ Công an đang chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và công an địa phương điều tra làm rõ những người có hành vi tương tự.
Theo A05, Bộ Công an sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương và Bộ, ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo người dân và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi mua gom sổ Bảo hiểm xã hội, siết chặt quy trình chi trả để ngăn chặn các đối tượng trục lợi, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của người lao động, cũng như uy tín của Ngành Bảo hiểm xã hội.
Thiếu tướng Lê Minh Hạnh - Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an khuyến cáo, người lao động phải hiểu rõ giá trị của cuốn sổ Bảo hiểm xã hội đối với mỗi cá nhân, mỗi người lao động; các hành vi mua bán sổ Bảo hiểm xã hội đều là các hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Chủ đề liên quan:
bảo hiểm bảo hiểm xã bảo hiểm xã hội bảo hiểm xã hội việt nam mua bán sổ bảo hiểm xã hội ngăn chặn ngăn chặn tình trạng tình trạng trục lợi xã hội