Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ngày 1/11: Kiên Giang là tỉnh có số ca nhiễm Covid-19 tăng cao nhất

Bản tin dịch Covid-19 ngày 1/11 của Bộ Y tế cho biết, có 5.598 ca mắc Covid-19 tại TP HCM, An Giang, Kiên Giang và 46 tỉnh, thành khác; trong ngày có 1.731 bệnh nhân khỏi; 52 ca T* vong.

Thông tin các ca mắc Covid-19 mới:

Tính từ 16h ngày 31/10 đến 16h ngày 1/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 5.598 ca nhiễm mới, trong đó 3 ca nhập cảnh và 5.595 ca ghi nhận trong nước (tăng 91 ca so với ngày trước đó) tại 49 tỉnh, thành phố (có 2.321 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (927), Bình Dương (682), Đồng Nai (657), Kiên Giang (469), Bạc Liêu (382), An Giang (215), Sóc Trăng (194), Bình Thuận (167), Đắk Lắk (164), Tiền Giang (163), Tây Ninh (157), Cần Thơ (149), Bà Rịa - Vũng Tàu (109), Long An (100), Hà Giang (98), Đồng Tháp (89), Trà Vinh (72), Bình Phước (72), Phú Thọ (70), Cà Mau (68), Ninh Thuận (62), Hà Nội (57), Vĩnh Long (50), Bắc Ninh (50), Hậu Giang (47), Bến Tre (37), Thanh Hóa (34), Kon Tum (29), Lâm Đồng (25), Hà Nam (23), Thừa Thiên Huế (22), Nghệ An (22), Khánh Hòa (21), Gia Lai (18), Quảng Ngãi (14), Quảng Nam (14), Quảng Bình (13), Nam Định (10), Bình Định (9), Bắc Giang (9), Phú Yên (5), Thái Nguyên (4), Lào Cai (4), Hà Tĩnh (3), Vĩnh Phúc (3), Quảng Trị (2), Tuyên Quang (2), Thái Bình (1), Hòa Bình (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: An Giang (-127), TP Hồ Chí Minh (-114), Tiền Giang (-59).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Kiên Giang (+174), Tây Ninh (+47), Bà Rịa - Vũng Tàu (+45).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 4.871 ca/ngày.

Biểu đồ số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam tính đến ngày 1/11.

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 923.451 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 152/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.408 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 921.881 ca, trong đó có 819.248 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 13 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: ninh bình, lạng sơn, sơn la, yên bái, lai châu, hải phòng, tuyên quang, thái bình, hưng yên, điện biên, thái nguyên, hòa bình, bắc kạn.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP Hồ Chí Minh (433.069), Bình Dương (233.740), Đồng Nai (66.436), Long An (34.947), Tiền Giang (16.807).

Tình hình điều trị bệnh nhân Covid-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.731

Tổng số ca được điều trị khỏi: 822.065

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.962 ca, trong đó:

Thở ô xy qua mặt nạ: 2.067

Thở ô xy dòng cao HFNC: 479

Thở máy không xâm lấn: 109

Thở máy xâm lấn: 293

ECMO: 14

3. Số bệnh nhân T* vong:

Từ 17h30 ngày 31/10 đến 17h30 ngày 1/11 ghi nhận 52 ca T* vong tại TP HCM (25), Bình Dương (11), Hòa Bình (4), Bạc Liêu (3), Đồng Nai (2), Cần Thơ (2), Cà Mau (1), Đồng Tháp (1), Ninh Thuận (1), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (1).

Trung bình số T* vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 57 ca.

Tổng số ca T* vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.135 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca T* vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca T* vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca T* vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca T* vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tình hình xét nghiệm

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 100.672 xét nghiệm cho 170.665 lượt người.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 22.305.493 mẫu cho 60.535.102 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng Covid-19

Trong ngày 31/10 có 553.475 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 81.929.875 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 57.332.644 liều, tiêm mũi 2 là 24.597.231 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, nhất là sau khi thực hiện nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội tại một số tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã ghi nhận số mắc trong cộng đồng gia tăng như: Bạc Liêu, An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang; cùng với lượng người đi lại từ vùng có dịch về các địa phương rất nhiều (Công văn số 9292/BYT-DP ngày 1/11/2021 của Bộ Y tế).

Bộ y tế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch covid-19 tại tỉnh bắc ninh, tỉnh tiền giang.

Bộ y tế tiếp tục xây dựng, hoàn thiện dự thảo "chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả với đại dịch covid-19 trong tình hình mới" theo các góp ý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trung ương, cơ quan thuộc chính phủ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các chuyên gia.

TP Hà Nội: Ban hành kế hoạch triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi trên địa bàn thành phố năm 2021-2022. Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ triển khai tiêm vaccine cho toàn bộ trẻ trong độ tuổi từ 12-17 (bao gồm cả trẻ đi học hoặc không đi học) có chỉ định sử dụng vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất và Bộ Y tế.

Với mục tiêu trên 95% trẻ từ 12-17 tuổi sống trên địa bàn được tiêm chủng đủ mũi vaccine Covid-19 theo từng đợt phân bổ vaccine của Bộ Y tế, thời gian triển khai dự kiến diễn ra trong quý IV/2021 đến hết quý I/2022.

TP Đà Nẵng: Xây dựng triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi trên địa bàn. Theo đó, căn cứ vào khả năng cung ứng vaccine của Bộ Y tế và tình hình dịch bệnh tại địa phương, dự kiến trong tháng 11-12/2021, ngành Y tế thành phố Đà Nẵng sẽ tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đang cư trú trên địa bàn; trong đó, ưu tiên theo thứ tự lứa tuổi cao đến thấp hiện đang theo học, nuôi dưỡng tại các trường, trung tâm, các trẻ béo phì, thừa cân, bị bệnh nền.

Tỉnh Bắc Ninh: Trong những ngày qua, tỉnh Bắc Ninh xuất hiện nhiều chùm ca dương tính liên quan các công nhân công ty thuộc khu công nghiệp trên địa bàn huyện Quế Võ, thành phố Bắc Ninh và người nhà của ca bệnh.

Địa phương đang nâng cao tinh thần cảnh giác, tập trung cao và quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch; giám sát chặt chẽ các trường hợp cách ly theo quy định; tính toán triển khai biện pháp phù hợp với tình hình thực tế như: 2 điểm đến 1 cung đường, 3 tại chỗ... trong một thời gian nhất định. Đối với các doanh nghiệp, cần phối hợp chặt chẽ và cùng tham gia phòng, chống dịch với chính quyền địa phương, đặc biệt là khi phát hiện F0; đồng thời chủ động tổ chức xét nghiệm sàng lọc theo mức độ nguy cơ.

Số ca mắc Covid-19 trên thế giới

- Cả thế giới có 247.557.800 ca nhiễm, trong đó 224.207.750 khỏi bệnh; 5.016.975 T* vong và 18.333.075 đang điều trị (73.316 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 73.316 ca, tử vong tăng 110.111 ca.

- Châu Âu tăng 84.866 ca; Bắc Mỹ tăng 1.460 ca; Nam Mỹ tăng 0 ca; châu Á tăng 21.306 ca; châu Phi tăng 626 ca; châu Đại Dương tăng 1.853 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 12.058 ca, trong đó: Thái Lan tăng 8.165 ca, Philippines tăng 3.117 ca, Campuchia tăng 91 ca, Lào tăng 685 ca.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/ngay-111-kien-giang-la-tinh-co-so-ca-nhiem-covid-19-tang-cao-nhat-5671153.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY