Vị đắng, tính hàn. quy vào các đường kinh tâm, tỳ, phế. công năng: thanh nhiệt giải độc. khổ qua dùng để trừ nhiệt trong tâm, bài trừ độc tố giúp trẻ hóa làn da, hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ, đau bao tử, kiết lỵ. trẻ em vào mùa hè dễ bị nổi rôm sảy, thường dùng khổ qua xắt lát đắp lên sẽ hết. khổ qua có thể nấu nước uống hoặc dùng làm thức ăn để giải nhiệt khi đi nắng nóng(tán nhiệt giải thử).
Vị ngọt, tính mát (lương). quy vào các đường kinh can, vị. công năng thanh nhiệt hóa đàm, lương huyết giải độc. dùng để trị: bệnh nhiệt phiền khát, ho suyễn kèm đàm, xuất huyết đại trường do nội phong can hoặc ngoại phong nhập trường vị kinh làm tiêu ra máu (tràng phong hạ huyết), đau bụng, sôi ruột; trĩ xuất huyết, băng lậu,phụ nữ sau sinh bị tắt sữa (nhũ chấp bất thông), vùng da bị sưng nóng cứng đỏ đau không rõ nguyên nhân (vô danh thũng độc).
Vị ngọt, tính lạnh (hàn). quy vào các đường kinh tâm, vị, bàng quang. công năng: thanh nhiệt trừ phiền, lợi niệu. dưa hấu dùng để giải khát khi trời nắng nóng, nhiệt thịnh tổn hại tân dịch, tiểu tiện không thông. dùng để ăn hoặc ép nước uống, là thức uống tuyệt vời mùa hè, được mệnh danh là “vua mùa hè”.
Vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh (vi hàn). Quy vào đường kinh phế, đại trường, tiểu trường, bàng quang. Công năng: lợi niệu thanh nhiệt, chữa đàm nhiều tổn hại tân dịch (hóa đàm sanh tân), giải độc. Bí đao dùng để chữa ho suyễn, nắng nóng bức rức (thử nhiệt phiền muộn), tiêu chảy, ung thũng, trĩ ngoại (trĩ lậu); kèm giải độc cá, rượu.Theo “Thiên kim phương”: mùa hè nổi rôm sảy, dùng bí đao thái khoanh, giã nhừ thoa lên.
Vị ngọt tính bình. Quy vào các đường kinh tỳ vị. Công năng: giải độc tiêu thũng. Chủ trị: ápxe phổi (phế ung), hen suyễn, nổi nhọt (ung thũng), vết thương bỏng (nãng thương), ong chích (độc phong thích thương). Trị bỏng dùng bí đỏ đập dập ép lấy nước thoa lên miệng vết thương, mỗi ngày thoa 3 lần. Thịt bí đỏ nấu chín thoa lên có thể giảm tình trạng viêm đau.
Vị ngọt, tính lạnh (hàn). Quy vào kinh phế, tỳ, vị. Công năng: thanh nhiệt, lợi niệu, giải độc. Dùng để trị nhiệt bệnh phiền khát, tiểu gắt đỏ, bỏng lửa, bỏng nắng. Theo “Thọ vực thần phương”: vào tháng năm chọn quả dưa già hơi dài, khoét rỗng ruột, cho “mang tiêu” vào, phơi âm can, đến khi mang tiêu tiết nước ra, dùng nước nhỏ mắt để trị đau mắt đỏ.
Trong các loại dưa nói trên, khổ qua và dưa hấu là 2 loại thực phẩm mang tính hàn nhiều nhất vì vậy người cơ thể yếu, phụ nữ vừa hành kinh xong, người trong giai đoạn hồi phục sau bệnh nặng hoặc tỳ vị kém không nên ăn quá nhiều. Người cơ thể yếu nên cho thêm vài lát gừng khi nấu chung với bí đao hoặc dưa chuột vừa trung hòa tính lạnh, vừa tăng khẩu vị cho món ăn.
Thực dưỡng trong dưỡng sinh luôn chú trọng việc quân bình, ngày nóng ăn thực phẩm lạnh, giải khát nhưng không vì vậy mà bỏ qua việc cân đối các nhóm chất khác dẫn đến lợi bất cập hại. chỉ nên ưu tiên các loại dưa này sau khi cân đối các nhóm thực phẩm.