"mô hình tháp ngược về bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ thực hành tổng quát là nghịch lý tồn tại lâu nay tại thành phố", giám đốc sở y tế tp hcm tăng chí thượng nói tại cuộc gặp các giáo sư, phó giáo sư, thầy thu*c tiêu biểu trong hoạt động đào tạo nguồn lực y tế, ngày 21/12.
Bác sĩ tổng quát là người có kiến thức chung về các chuyên khoa có thể thăm khám lâm sàng cho bệnh nhân khi gặp bất kỳ triệu chứng nào mà chưa rõ nguyên nhân. Còn bác sĩ chuyên khoa tức chuyên sâu một lĩnh vực. Trên thực tế, đa số bác sĩ mới tốt nghiệp và trong quá trình làm việc đều muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa, trong khi nhu cầu bác sĩ tổng quát cho tuyến cơ sở ngày càng cao.
Cùng quan điểm, giáo sư lê hoàng ninh (nguyên viện trưởng y tế công cộng tp hcm), cho biết tổ chức y tế thế giới (who) ghi nhận 70-80% nhu cầu của người dân là chăm sóc tổng quát và đa khoa, tức không cần đến bệnh viện; chỉ 20-30% có nhu cầu chăm sóc chuyên khoa. ở mỹ khoảng một triệu bác sĩ thì gần 50% là bác sĩ tổng quát. tại việt nam, số bác sĩ tổng quát cực kỳ thấp, như tp hcm chủ yếu là bác sĩ chuyên khoa, trong khi nhu cầu bác sĩ tổng quát ở y tế cơ sở là rất lớn, dẫn đến người dân đổ vào bệnh viện khám kể cả không cần thiết, gây quá tải ở tuyến trên như hiện nay.
"Nghịch lý hiện nay là chúng ta có nhu cầu về bác sĩ tổng quát, đào tạo bác sĩ tổng quát nhưng khi họ ra trường tất cả lại hành nghề chuyên khoa", giáo sư Ninh nói.
Ông thượng cũng nói rằng mô hình hình tháp ngược về loại hình bác sĩ như hiện nay khiến hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, khó có thể phát triển được và tình trạng quá tải bệnh viện với bao hệ quả của nó sẽ còn tiếp diễn. ông thượng nhấn mạnh "những hệ quả này đã bộc lộ rõ trong giai đoạn bùng phát dịch covid-19 trên địa bàn thành phố".
Năm 2016, cứ 10.000 người dân thành phố thì có hơn 16 bác sĩ. Năm 2020, con số này lên 20 bác sĩ, cao gần gấp hai lần so với chỉ tiêu của Trung ương về quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Số trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo các ngành liên quan đến lĩnh vực sức khỏe trên địa bàn thành phố tăng dần theo thời gian. Tính đến cuối năm 2021, thành phố có 8 cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học, 8 trường cao đẳng, 20 trường trung cấp và dạy nghề; hệ thống cơ sở thực hành lâm sàng tại 51 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa.
Trong 5 năm qua, nhân sự y tế trình độ sau đại học tăng từ hơn 6.300 lên 8.400. Trong đó, hơn 6.000 bác sĩ có trình độ chuyên môn sau đại học, là điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển thành trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước và ngang tầm khu vực. Nhiều kỹ thuật cao được các bệnh viện ứng dụng vào khám chữa bệnh như ghép tạng, phẫu thuật nội soi, tim mạch can thiệp, y học hạt nhân, hỗ trợ sinh sản... Chi phí điều trị giảm từ 1/3 đến một nửa so với dịch vụ cùng loại ở nước ngoài.
Thế nhưng theo ông Thượng, ngành y tế gặp thách thức không nhỏ về đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân thành phố và khu vực phía Nam cả về số lượng, chất lượng. TP HCM có tỷ lệ bác sĩ trên 10.000 dân cao nhất nước, song nếu so sánh với các nước có hệ thống y tế phát triển (tỷ lệ tương tự ở Australia là 38, New Zealand 34, Hàn Quốc và Nhật Bản 25...) thì vẫn cần bổ sung.
Nhiều loại hình nhân viên y tế chưa được các trường đại học y khoa đào tạo hoặc đào tạo không đủ số lượng so với nhu cầu thực tế. Đơn cử như loại hình chuyên viên cấp cứu ngoài bệnh viện, đến nay chưa có trong danh mục đào tạo tại các trường y khoa (Paramedic) ở Việt Nam. Trong khi đó, nhân viên cấp cứu ngoại viện rất cần để bổ sung cho mạng lưới 115 của thành phố. Hoặc, lực lượng chuyên viên y tế công cộng hiện còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu nhân lực cho y tế cơ sở.
Nhân viên trạm y tế tại TP HCM lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại cộng đồng, tháng 8/2021. Ảnh: Quỳnh Trần
"nếu không phát triển được y tế cơ sở thì những đề án chương trình giải pháp chỉ mang tính đối phó với sự quá tải chứ không giải quyết căn cơ", giáo sư ninh chia sẻ.
Theo ông Ninh, cần củng cố thu nhập cho bác sĩ, đồng thời có cơ chế cho bác sĩ đa khoa tuyến dưới có nhiều cơ hội học tập, được phép phát triển chuyên môn, có thể luân chuyển sau 5 năm chứ không bắt buộc phải bám trụ cả đời ở y tế cơ sở. Khi đủ lực lượng bác sĩ tổng quát có năng lực, bác sĩ gia đình chất lượng, ngành y tế sẽ kiểm soát được sự quá tải bệnh viện.
Cũng bày tỏ những trăn trở về y tế cơ sở, pgs.ts nguyễn thanh hiệp (hiệu trưởng trường đại học y khoa phạm ngọc thạch) dẫn lời cố viện sĩ dương quang trung, rằng "ngành y tế như con chim hai cánh, gồm y tế chuyên sâu và y tế cơ sở". nếu chỉ phát triển y tế chuyên sâu (thực tế đang phát triển tốt) mà không phát triển y tế cơ sở thì con chim sẽ không thể cất cánh. thực tế cho thấy hoạt động khám chữa bệnh tại tp hcm đang tập trung nhiều vào chuyên khoa sâu tại các bệnh viện, tỷ lệ người dân đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở trạm y tế còn thấp.
Tham dự hội nghị, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận TP HCM phải xác định là đô thị lớn, cần so sánh với các đô thị phát triển trên thế giới để định hướng phấn đấu hệ thống y tế. "Có nhiều vấn đề thuộc cơ chế chính sách cần nghiên cứu, vận dụng, thí điểm, với tư cách TP HCM là địa phương luôn đi đầu trong triển khai những cái mới", ông Mãi nói. Thành phố sẽ chọn lựa vấn đề, nghiên cứu và hy vọng 3-5 năm nữa có thể giải quyết nghịch lý này bằng giải pháp hợp lý, đưa ngành y tế hội nhập quốc tế với chất lượng ngày càng cao.
Vừa qua thành phố đã triển khai thí điểm Chương trình thực hành lâm sàng dành cho bác sĩ y khoa mới tốt nghiệp để cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đa khoa. Trong đó, bác sĩ y khoa mới tốt nghiệp sẽ thực hành tại trạm y tế đan xen với thực hành tại bệnh viện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ bệnh viện đa khoa hạng một. Trước đây, họ thực hành tại bệnh viện sau khi ra trường, rồi mới đi y tế cơ sở.
Hiện nay, tham gia chương trình về y tế cơ sở, các bác sĩ trẻ được thành phố hỗ trợ 100% kinh phí thực hành, hỗ trợ chi phí sinh hoạt. Tuần trước, 297 bác sĩ trẻ mới tốt nghiệp của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tham gia chương trình này.