Mới đây, Sở Y tế Đồng Nai kết hợp với Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tổ chức họp mặt với anh em báo chí trong và ngoài tỉnh nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6.
Cuộc gặp được tổ chức sớm trước 1 tuần, vào Chủ Nhật, vì: “Là ngày rỗi nhất để những người làm công tác y tế, các
thầy Thuốc">
thầy Thuốc có thể gặp được các
nhà báo để chúc mừng và cảm ơn”, TS.BS. Phan Huy Anh Vũ - Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai nói.
Không hiểu các đồng nghiệp nghĩ sao, nhưng riêng người viết cảm thấy xúc động khi các
thầy Thuốc rất bận rộn ở đây, riêng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai mới xây dựng xong và mới đi vào hoạt động còn ngổn ngang, bề bộn công việc, nhưng vẫn dành thời gian để chúc mừng, động viên các nhà báo. Thậm chí, các
thầy Thuốc còn nhớ Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Đồng Nai vừa đoạt giải báo chí quốc gia để nói lời chia sẻ niềm vui.
Đó cũng là điều để nhiều
nhà báo nói chung, nhà báo chuyên viết về lĩnh vực y tế nói riêng, đồng hành hơn nữa với y tế, nhất là y tế cơ sở, với các
thầy Thuốc">
thầy Thuốc. Mà hình như, nhà báo và
thầy Thuốc có nhiều nét tương đồng. Một
bác sĩ nói với đồng nghiệp tôi: “Bác sĩ và nhà báo phải chạy đến cái nơi mà hầu hết mọi người phải chạy đi”. Ý nói: khi có các thảm họa, dịch bệnh… thì
bác sĩ phải đến để cứu người, nhà báo đến để nghi nhận sự kiện… Ấy vậy mà nhiều lúc chúng tôi, những người cầm bút chưa thực sự hiểu về y tế cơ sở, về các
thầy Thuốc">
thầy Thuốc. Một bác sĩ lâu năm kinh nghiệm, ở TP.HCM, nói với một số nhà báo mà anh thân trong một cuộc cà phê: “Nạn quá tải ở bệnh viện lớn tuyến trên cũng có phần lỗi của các bạn. Trong y khoa, sai sót là không thể tránh khỏi. Trước một ca bị tai biến, cần nhìn nhận hết sức khách quan và bình tĩnh. Các cơ sở y tế thuộc các tỉnh, các huyện… làm được rất nhiều điều tốt thì không nghe ai nhắc, nhưng chỉ một ca Tu vong thôi là báo chí đưa lên, dư luận bàn tán xôn xao. Điều đó góp phần khiến người dân mất niềm tin vào tuyến dưới. Đành rằng báo chí đưa tin là vì sự kiện có sao đưa vậy, nhưng cần cân nhắc”.
Ngay trong cuộc họp mặt nói trên, một số bác sĩ cũng cho biết: “Rất tiếc là bệnh viện tuyến tỉnh cũng phẫu thuật được nhiều ca phức tạp như tuyến trung ương mà không ai biết cả, vì không được báo chí tuyên truyền”.
Người viết cảm nhận có đến với y tế cơ sở, với các
thầy Thuốc mới hiểu được phần nào công việc cao quý, nhưng hết sức khó khăn và vất vả của họ. Và có khi hiểu được những góc khuất cuộc đời của họ. Có lần, khi viết về chân dung một
thầy Thuốc chuyên chăm sóc, nâng đỡ các bạn bị nhiễm HIV, bài đã đăng, tôi mới biết thêm về
thầy Thuốc này hai nét đời thường “đắt giá”. Đó là: sáng nào cũng ăn bánh mì (trong khi dành tiền cho người bệnh hết), hầu như trưa nào cũng đến nhà chị gái để thắp hương tưởng nhớ bậc sinh thành (vì nhà riêng không có, dù anh là trưởng khoa, một đơn vị có doanh thu hàng trăm tỉ đồng/năm). Cũng có lần, đêm khuya trong bệnh viện, chợt nhận thấy nét mặt buồn đến sâu thẳm của một nữ điều dưỡng, hỏi ra: con của chị bị gãy chân đang trong phòng mổ, mẹ già bệnh tim, chồng thất nghiệp…, tất cả mọi thứ chị phải lo. Giờ trực không thể nghỉ để thăm con nhưng chị hết sức lo lắng…
“Đến với y tế cơ sở, với những
thầy Thuốc , tìm hiểu về công việc của họ và cả những khía cạnh đời thường của họ để hiểu hơn, ngòi bút trở nên sinh động hơn và chân thực hơn”, một nhà báo giàu kinh nghiệm nhận xét.