Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard phát hiện những đứa trẻ học kém, IQ thấp thường có chung 5 vấn đề, cha mẹ cần sửa càng sớm càng tốt

Khi một đứa trẻ lớn lên không thành công trong cuộc sống, luôn có nhiều suy nghĩ tiêu cực, rất có thể đó là hậu quả do cách nuôi dạy của bố mẹ trong quá khứ.

Bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con cái học hành tốt ở trường và thành công trong cuộc sống sau này. trong khi lại chẳng có một công thức chung nào cho việc nuôi dạy những đứa trẻ thành công. tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà tâm lý học đã chỉ ra một số yếu tố có thể dự đoán thành công của một đứa trẻ.

Một nghiên cứu kéo dài lên tới 75 năm tập trung vào sự phát triển iq của trẻ và những trải nghiệm khi chúng lớn lên từ đại học harvard cho thấy, những đứa trẻ học kém, iq thấp thường có chung 5 vấn đề, cha mẹ cần phải sửa càng sớm càng tốt.

1. Cha mẹ thiếu nguyên tắc, cho con học hành, nghỉ ngơi thất thường

Áp lực học hành của trẻ em ngày càng lớn, khiến chúng thường phải thức khuya để làm bài tập. Một số khác thì sau khi làm bài tập xong còn nấn ná thức khuya để chơi game.

 Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard phát hiện những đứa trẻ học kém, IQ thấp thường có chung 5 vấn đề, cha mẹ cần sửa càng sớm càng tốt - Ảnh 1.

Tất cả các vấn đề trên đây đều dẫn tới một hệ lụy đáng lo đó là sự căng thẳng của thần kinh não bộ. những áp lực này vừa khiến cho sự hoạt động của hệ thần kinh kém đi, vừa khiến cho các tế bào não trở nên xơ hóa. chưa kể đến tình huống tuần hoàn máu kém, dẫn đến các tế bào não bị thiếu oxy và dinh dưỡng. tình trạng này đồng thời khiến cho chức năng hoạt động của não bộ bị ảnh hưởng.

2. Cha mẹ không lưu ý tạo không gian học tập tại nhà cho con

Cha mẹ có bao giờ thắc mắc rằng nhiều học sinh rất thích đến thư viện hoặc phòng học để nghiên cứu không. chính vì những nơi này rất yên tĩnh, thích hợp cho việc đọc sách và học tập.

Tuy nhiên, một số phụ huynh sau giờ làm việc, họ trở về nhà mở ti vi, chơi trên điện thoại, phát ra những âm thanh ồn ào khiến con cái không thể nào tập trung học. một đứa trẻ dù có thông minh tới đâu đi chăng nữa, chúng cũng khó phát huy hết sức lực của mình nếu không được rèn luyện mỗi ngày.

3. Cha mẹ thường lớn tiếng chỉ trích con cái

Khi con cái mắc lỗi, phản ứng đầu tiên của cha mẹ là quát mắng hay chỉ trích. họ thường không nghe con cái giải thích và cũng hiếm khi chủ động giao tiếp bằng lời nói để hiểu rõ tường tận sự việc.

 Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard phát hiện những đứa trẻ học kém, IQ thấp thường có chung 5 vấn đề, cha mẹ cần sửa càng sớm càng tốt - Ảnh 2.

Nghiên cứu của đại học harvard cho thấy, những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ la mắng có suy nghĩ chậm hơn. (ảnh minh họa)

Nghiên cứu của đại học harvard cho thấy, những đứa trẻ thường xuyên bị cha mẹ la mắng có suy nghĩ chậm hơn, trí nhớ cũng giảm sút.

Một nghiên cứu hợp tác nghiên cứu của các trường đh duke, đh missouri-columbia, đh nam carolina, đh columbia, đh harvard và đh bắc carolina tại chapel hill cũng cho thấy: quát mắng trẻ nhỏ chính là cách người lớn phá huỷ sự phát triển và hành vi tốt của chúng.

Theo đó, khoảng 1/3 trẻ 1 tuổi bị hành hạ về thể chất, trung bình đánh hoặc chửi mắng 2 lần/ tuần. Khoảng 1/2 trẻ từ 2 đến 3 tuổi bị đánh 3 lần/tuần. Thông thường bố mẹ đánh vào tay, mông, nhưng cũng có nhiều bậc phụ huynh "tra tấn" con mình vào những chỗ khác. Trẻ em thường xuyên bị đánh nhận thức chậm hơn, điểm số thấp hơn và kỹ năng tư duy cũng không phát triển.

4. Cha mẹ ngăn cản con bộc lộ cảm xúc

 Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard phát hiện những đứa trẻ học kém, IQ thấp thường có chung 5 vấn đề, cha mẹ cần sửa càng sớm càng tốt - Ảnh 3.

Nếu cơn giận dữ của trẻ đi kèm với nước mắt, chúng sẽ thoát khỏi các hormone căng thẳng dư thừa gây ra lo lắng. (Ảnh minh họa)

Khi trưởng thành, chúng ta biết rằng khóc là cách giải phóng tự nhiên giúp chúng ta thoát khỏi căng thẳng, lo lắng và thất vọng. Điều này cũng đúng với trẻ nhỏ. Nếu cơn giận dữ của trẻ đi kèm với nước mắt, chúng sẽ thoát khỏi các hormone căng thẳng dư thừa gây ra lo lắng.

Cha mẹ luôn mong con mình nín ngay khi khóc, không được bộc lộ cảm xúc tức giận hay buồn bã, điều này chỉ khiến trẻ ngày càng trở nên lầm lì, ít nói, trầm cảm hơn.

Cảm xúc bị đóng chai, kìm nén cũng có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ. một đứa trẻ có thể điều chỉnh thành công cảm xúc của mình thông qua việc nổi cáu, thậm chí chảy nước mắt thì sẽ dễ ngủ hơn và ngủ suốt đêm, từ đó có tinh thần tỉnh táo và thể chất khỏe mạnh để học tập tốt hơn.

5. Cha mẹ hay nói điều tiêu cực

Một số bậc cha mẹ có thói quen đánh giá thấp con cái của họ, cho dù chúng có làm tốt như thế nào, họ luôn tìm ra lỗi sai ngay từ đầu và nói những lời khó nghe gây tổn thương đến lòng tự trọng của một đứa trẻ.

Khi lòng tự trọng của một đứa trẻ bị tổn thương, nó sẽ dễ dẫn tới tâm lý lệch lạc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới chỉ số iq và eq.

Hiểu Đan

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/nghien-cuu-75-nam-cua-dh-harvard-phat-hien-nhung-dua-tre-hoc-kem-iq-thap-thuong-co-chung-5-van-de-cha-me-can-sua-cang-som-cang-tot-20210112204320982.chn)

Tin cùng nội dung

  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY