Thể hình hôm nay

Nghiện tập gym: Bi kịch KHỦNG KHIẾP của cô gái mê gym điên cuồng

Hậu quả của bệnh nghiện tập gym của Katherine chính là lời cảnh báo cho bất kỳ ai chỉ lo tập, ăn ít, không nghỉ ngơi, dinh dưỡng và cân bằng cuộc sống.
Dạo này phong trào tập gym ngày càng mở rộng, mọi người ào ào tới đăng ký. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rõ gym là gì và biết cách tập luyện khoa học mới có thể giúp mình khỏe mạnh, có body săn chắc nhé. Một câu chuyện về hậu quả nghiện tập gym, thể hình của 1 cô gái nước ngoài sẽ là lời cảnh báo của tạp chí thể hình Khỏe Đẹp cho những ai không biết cân bằng giữa ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện.

Nhiều người tìm tới phòng gym, nhưng dễ chán từ bỏ chỉ sau vài buổi đẩy tạ. Nhưng bạn có biết rằng có không ít người sẵn sàng hy sinh tất cả, các mối quan hệ bạn bè, gia đình, tình yêu, công việc để đi có thể tập thể dục, thể hình mọi lúc mọi nơi, hay ôm cứng luôn phòng gym không?

Ám ảnh bi kịch của cô gái nghiện tập gym điên cuồng 3 buổi mỗi ngày

Nhân vật chính của chúng ta là Katherine Schreiber và bệnh cuồng tập gym đã xuất hiện khi cô nàng đang ở độ tuổi thiếu niên. Cô đã gặp rất nhiều vấn đề về cơ thể từ khi còn lúc tiểu học, thậm chí còn nghĩ mình quá xấu không thể tới trường được.

Thời gian đầu, cô nàng chỉ tập 2 lần/ngày, sau đó tăng lên thành 3 buổi mỗi ngày. Chính điều này đã khiến cô nàng bị suy nhược cơ thể cực độ. Thậm chí, kinh nguyệt của Katherine còn biến mất hoàn toàn trong 2 năm (*), xương rạn nứt, thoát vị đĩa đệm nữa.

Khi căn bệnh nghiện tập thể dục ngày càng tiến triển xấu đi, Katherine bắt đầu hạn chế luôn lượng thức ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày, gây rối loạn tiêu hóa hoàn toàn. Khi vào đại học, cô bắt đầu đi điều trị rối loạn tiêu hóa, nhưng thói quen cuồng tập thể dục vẫn chưa tài nào chữa được.

Chính tình trạng này đã khiến cho Katherine gần như mất đi cuộc sống xã hội thật sự. Các mối quan hệ xã hội cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Cô chẳng có thời gian rảnh mà đi chơi với bạn bè hay làm quen với bất kỳ anh chàng nào. Đặc biệt, cô không muốn về muộn hay làm bất kỳ điều gì có thể ảnh hưởng tới việc tập thể hình của mình vì cô luôn lo lắng thời gian tập của mình hôm đó sẽ ít đi, không đủ đô.

Năm 2015, được bạn bè và gia đình khuyên rất nhiều, cuối cùng Katherine đã quyết định kết hợp với các nhà nghiên cứu của đại học Jacksonville và đại học High Point ở North Caroline, Hoa Kỳ để nghiên cứu, tìm hiểu kỹ nguyên do và nguy hiểm của chứng bệnh nghiện tập gym này đang hành hạ cô.

Bệnh nghiện cường tập thể dục thể thao chưa được xếp vào dạng rối loạn tâm thần, nhưng nó có những dấu hiệu và triệu chứng dễ nhận biết cả về tâm lý và thể chất như

    Chấn thương dai dẳng do tập quá mức, như nứt xương, dây chằng, cột sống
  • tập gym bị cản trở
Các nhà khoa học cho rằng chứng bệnh này đang ảnh hướng tới 0.3-0.5 dân số toàn thế giới nói chung, 1-9-3.2 dân số những người tập thể dục.

Biện pháp tốt nhất hiện tại để trị bệnh này KHÔNG PHẢI LÀ dừng tập luyện hẳn mà là giúp người 'nghiện' hiểu được lối sống của họ hiện tại không có ích lợi gì cả và hướng họ tới phương pháp tập luyện, ngủ nghỉ, ăn uống tốt hơn.

Hiện tại Katherine đã 28 tuổi và đang điều trị vật lí triệu liệu cũng như cai nghiện căn bệnh này. Katherine cho rằng phương pháp trị liệu này giúp cô nhận thức rõ hơn về căn bệnh và vấn đề của mình, giảm đi lượng thời gian không cần thiết tại phòng gym. Giờ thì Katherine vẫn tập đều 45 phút mỗi ngày, nhưng chỉ tập vừa sức mà thôi.

Đây là cảnh báo cho những ai không hiểu rõ gym và biết căn bệnh nghiện tập gym khổ sở ra sao! Hãy tập và ăn uống đúng cách!

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe đẹp (http://www.khoedep.vn/benh-nghien-tap-gym/)

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Nghiện game là một tình trạng sử dụng quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY