Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ngộ độc thực phẩm - dấu hiệu nguy hiểm

Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn thường bị mất nước, do vậy cần bù nước, bù muối (đặc biệt là kali). Cho bệnh nhân uống oresol nếu uống được.
Mỗi năm tại Mỹ có khoảng 80 triệu ca ngộ độc thực phẩm gây thiệt hại ngân sách y tế khoảng 7 tỷ USD. Ở nước ta, ngộ độc thực phẩm cũng rất thường gặp, hàng năm xảy ra thường xuyên thành nhiều vụ với hàng trăm người mắc trong mỗi vụ. Các số liệu bệnh nhân ngộ độc thực phẩm trên thực tế cao hơn rất nhiều so với số liệu được báo cáo. Đặc biệt, thời tiết mùa hè nắng nóng càng làm thực phẩm ôi thiu và nhiễm khuẩn, ăn vào sẽ bị ngộ độc.

Thủ phạm gây ngộ độc thực phẩm thường gặp

Ở nước ta, do có những đặc điểm riêng, các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm rất đa dạng, phức tạp. Tuy nhiên, các nguyên nhân đó có thể thuộc một trong các nhóm sau: Thực phẩm bị nhiễm các vi sinh vật hoặc các sản phẩm của vi sinh vật (độc tố vi khuẩn); Thực phẩm bị nhiễm các hoá chất độc hoặc thực vật hoặc động vật có độc tố (chất độc tự nhiên). Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ xin giới thiệu các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp hiện nay ở nước ta.

Vi khuẩn Staphylococus aureus (tụ cầu khuẩn vàng): Thường nhiễm qua vết thương, mụn nhọt của người chế biến thực phẩm. Triệu chứng nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn này: nôn mửa, tiêu chảy... nhưng ít khi gây sốt.

Vi khuẩn Salmonella thường có trong: hải sản, thịt, cá... gây nhiễm khuẩn đường ruột với các triệu chứng như: đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, sốt…

Vi khuẩn Clostridium botulinum: Là loại vi khuẩn yếm khí thường có trong các loại thực phẩm đóng hộp, tiệt trùng không kỹ, bảo quản không đúng cách. Độc tố vi khuẩn này thường gây ngộ độc thần kinh, mờ mắt, suy hô hấp, trụy tim mạch... nếu không điều trị kịp thời có thể gây Tu vong.

Vi khuẩn Vibrio para-haemolyticus: Thường có trong các loại thủy hải sản. Các món hải sản sống thường hay nhiễm vi khuẩn này với các triệu chứng như: nhức đầu, sốt, đau bụng, nôn, tiêu chảy...

Vi khuẩn Escherichia coli: Gây ra các triệu chứng như: đau bụng, nôn, tiêu chảy... Dòng E.coli 0157 có thể gây ra xuất huyết đường ruột. Vi khuẩn này có trong phân bệnh nhân lây lan qua nguồn nước.

Vi khuẩn Listeria monocytogenes: Thường tồn tại trong môi trường ôn đới (máy lạnh, tủ lạnh... không đủ độ lạnh). Khi nhiễm vi khuẩn này có triệu chứng giống như cúm.

Vi khuẩn Campylobacter jejuni: Thường có trong protein động vật, nấm... gây đau bụng, tiêu chảy, nôn, vọp bẻ...

Vi khuẩn Bacillus cereus: Thường có trong ngũ cốc lẫn với bùn đất, cát bụi gây tiêu chảy nôn mửa...

Điều trị khi ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn thế nào?

Tùy theo nguyên nhân, tình trạng, triệu chứng của bệnh nhân mà có phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, trên lâm sàng bệnh nhân ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn thường có nôn và tiêu chảy nên hầu hết các trường hợp bị mất nước, do vậy cần bù nước, bù muối (đặc biệt là kali). Cho bệnh nhân uống oresol nếu uống được, nếu không uống được, mất nước thì cần truyền dịch tĩnh mạch.

Dùng kháng sinh trong tiêu chảy nhiễm khuẩn: kháng sinh chỉ có lợi rõ ràng với một số trường hợp như shigella, tả, thương hàn, nhiễm trùng Campylobater jejuni, nhiễm Cyclospora. Tuy nhiên, kết quả cấy phân thường có muộn nên có thể cho các Thu*c như trimethoprim-sulfamethoxazole, ciprofloxacin hoặc pefloxacin.

Đề phòng ngộ độc thực phẩm

Chọn thực phẩm tươi sống, bảo quản chế biến đúng cách, nấu chín khoảng 1000C trong 10 phút; rau sống, trái cây cần phải rửa bằng nước sạch nhiều lần, ngâm dung dịch nước muối hoặc Thu*c tím, rửa lại bằng nước sạch trước khi ăn. Nhân viên chế biến thực phẩm cần phải mang găng tay, đeo khẩu trang, nhân viên phục vụ cần phải tắm rửa, mặc y phục sạch sẽ; họ phải được khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần). Nên tránh ăn các loại hải sản sống (tôm, mực, cá... thái mỏng, ướp lạnh ăn với mù tạt). Đậy kín các loại thức ăn, không ăn các loại thực phẩm thừa, ôi thiu, quá hạn sử dụng.

dấu hiệu nguy hiểm

ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm nếu bệnh nhân có các dấu hiệu sau: Các triệu chứng thần kinh (đặc biệt nhìn mờ, nhìn đôi, rối loạn vận ngôn, dị cảm, rối loạn về cảm giác nóng lạnh, liệt cơ, co giật), đau đầu; Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở, suy hô hấp; Sốt, có máu hoặc mủ trong phân, đái ít, đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như ngực, cổ, hàm), đau họng; Bệnh nhân ở trạng thái giảm miễn dịch: trẻ dưới 2 tuổi, người cao tuổi, đang dùng các Thu*c ức chế miễn dịch, suy dinh dưỡng, bệnh lý dạ dày, bệnh lý gan, rối loạn sắc tố.

BS. Trần Quang Nhật

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ngo-doc-thuc-pham-dau-hieu-nguy-hiem-22122.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY