Khoa học hôm nay

Ngộ độc thực phẩm, vấn nạn toàn cầu

Trong một thông cáo báo chí của WHO, với sự đánh giá trên toàn cầu về vấn đề ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng hàng năm. Họ phát hiện gần 1 phần 10 dân số thế giới, hay nói một cách khác, khoảng 600 triệu người mắc bệnh do thức ăn độc hại, và kết quả theo báo cáo là có 420000 người Tu vong, bi thảm là 1 phần 3 trong số đó là trẻ em dưới 5 tuổi.

1. ngộ độc thực phẩm tấn công toàn cầu.

Cho đến nay, việc đánh giá vấn đề ngộ độc thực phẩm còn mơ hồ, chưa chính xác, điều này đã che đậy, không cho cộng đồng biết cái giá phải trả cho thực phẩm bị nhiễm bẩn.

Từ năm 2010, có 33 mối nguy cơ cho gánh nặng về bệnh tật, do ngộ độc thực phẩm, được các nhà chuyên môn đánh giá. Trong đó có khoảng 18 triệu ca thuộc về bệnh tiêu chảy nặng. Những bệnh này gần như xảy ra khắp nơi trên thế giới, và mỗi vùng miền trên thế giới, sẽ cung cấp những chứng cứ mắc bệnh theo đặc thù của địa phương.

Tại Việt Nam, hàng năm có tới hàng nghìn ca ngộ độc thực phẩm, gần đây còn xuất hiện các trường hợp ngộ độc mang tính chất tập thể, gây Tu vong cho nhiều người. Trong khi đó, nguyên nhân gây ngộ độc phức tạp, việc xét nghiệm độc chất khó khăn.

2. ngộ độc thực phẩm là gì?

Để hiểu được, vì sao bị ngộ độc thực phẩm, thì cần hiểu về tiêu chuẩn của thực phẩm an toàn. Năm 1998, Bộ Y tế đã có danh mục tiêu chuẩn vệ sinh, đối với lương thực thực phẩm. Trong đó, có nhiều hoá chất và vi sinh vật được dùng làm chỉ tiêu, để đánh giá chất lượng vệ sinh của thực phẩm. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học, nhiều hoá chất được đưa vào sử dụng trong đời sống hàng ngày, vi sinh vật cũng thay đổi diện mạo, do con người sử dụng nhiều hoá chất để tiêu diệt chúng, và cùng với nhiều lý do khác, khiến các nguyên nhân của ngộ độc thực phẩm, ngày càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát.

Ví dụ, với Thu*c bảo vệ thực vật, có 144 chất được dùng làm chỉ tiêu vệ sinh với thực phẩm, nhưng cho tới năm 2001, ở nước ta đã có 356 Thu*c bảo vệ thực vật, trong đó có 303 chất được phép sử dụng, 27 chất bị hạn chế, và 26 chất bị cấm sử dụng. Hoặc với các Thu*c diệt chuột, đặc biệt là các Thu*c diệt chuột, được nhập lậu từ Trung Quốc với số lượng nhiều, rẻ tiền, độc tính cao, nguy hiểm cho cả người, song lại được đa số người dân chọn dùng.

Hầu hết các Thu*c diệt chuột này, cho tới nay chúng ta chưa thể xác định được bản chất hoá học, đây cũng là một khó khăn cho việc chẩn đoán, điều trị ngộ độc nói riêng, và việc quản lý Thu*c bảo vệ thực vật nói chung.

Theo đó, ngộ độc thực phẩm là các hội chứng lâm sàng xuất hiện do: Thực phẩm bị nhiễm các vi sinh vật, hoặc các sản phẩm của vi sinh vật, thường gặp nhất. Thực phẩm bị nhiễm các hoá chất độc, hoặc Ăn phải các thực vật, hoặc động vật có độc tố.

3. Nguyên nhân nào dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Trong số các ca ngộ độc thực phẩm, chỉ có 41% được tìm thấy nguyên nhân. Trong đó, do tác nhân vi khuẩn là 79%, hoá chất 14%, virus 4% và ký sinh trùng 1%.

Do vi khuẩn: Với các thực phẩm là rau quả, ngũ cốc, hạt, sữa và các sản phẩm, thì các loài tụ cầu, Bacilus cereus, Campylobacter fetus, hoặc yersinia enterocolitica, là nguyên nhân gây ra ngộ độc.

Với nguồn nước không sạch, thì E.coli, cả loài sinh độc tố và xâm nhập, các loài Shigella, Salmonella enteritis, Y. enterocolitica, C.fetus, hoặc Vibrio cholera, vân vân, gây ra ngộ độc.

Với các loại thịt và trứng, đặc biệt là thịt đã qua quá trình xử lý, thịt được nấu không kỹ, bảo quản lạnh không đầy đủ, hoặc vận chuyển không đúng, dễ bị nhiễm khuẩn. Các loại bánh ngọt có kem, hoặc có sữa, trứng, và các sản phẩm có trứng khác, bị nhiễm các vi khuẩn, với số lượng đạt tới mức độ có thể gây bệnh. Trong các loại thực phẩm này, các vi khuẩn thường là các tụ cầu, C.perfringens, B.cereus, các Salmonella và Campylobacter jejuni.

Do virus: Viêm dạ dày ruột do virus, xuất hiện nhiều hơn số được phát hiện, các nguyên nhân đã được xác định gồm có: Virus Norwalk, Rotavirus, Adenovirus đường ruột, Calcivirus.

Do ký sinh trùng: Do ăn phải thực phẩm bị nhiễm ký sinh trùng như: rau quả sống, nước lã, thức ăn bị nhiễm phân có kén amíp, hoặc ấu trùng.

ngộ độc thực phẩm do hoá chất trong thực phẩm: Bao gồm các chất phụ gia, chất bảo quản, chất điều vị, chất ngọt tổng hợp, chất màu tổng hợp. Ngoài ra, các chất ô nhiễm như: hóa chất bảo vệ thực vật, các kim loại nặng, các dioxin, chất đồng vị phóng xạ, và chất độc màu da cam, cũng là các tác nhân ô nhiễm, trong thực phẩm gây ngộ độc nguy hiểm và lâu dài.

Thực trạng hiện nay, có rất nhiều loại hoá chất bảo vệ thực vật trên thị trường, và việc sử dụng, bảo quản tuỳ tiện các hoá chất, là các nguy cơ cao gây ngộ độc thực phẩm.

4. Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh có thể biểu hiện ngay, nhưng cũng có thể đến vài tiếng, vài ngày sau mới thấy có triệu chứng. Các triệu chứng đặc trưng của ngộ độc thực phẩm là:

Khó chịu trong bụng và buồn nôn: Đây là dấu hiệu thường gặp nhất khi bị ngộ độc thực phẩm. Các tác nhân gây hại như: vi khuẩn, nấm, hóa chất tấn công đường ruột. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể lập tức hoạt động, và phản ứng lại bằng cách buồn nôn, nôn mửa, để thải bớt độc tố ra ngoài. Tùy vào mức độ nhiễm độc, mà triệu chứng nôn ói sẽ khác nhau, chất độc tiếp nhận càng nhiều, thì càng bị nôn thốc nặng. Khi thấy có biểu hiện này, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để sơ cấp cứu.

Tiêu chảy: Sau khi ăn khoảng một vài tiếng, bỗng thấy đau quặn bụng, buồn đi đại tiện. Số lần đi đại tiện tăng lên nhiều lần, phân lỏng, kèm theo đó là dấu hiệu chướng bụng, đầy hơi, chuột rút, toát mồ hôi. Tiêu chảy kéo dài, sẽ khiến cơ thể bị suy kiệt do mất nước, chất điện nghiêm trọng.

Thân nhiệt tăng: Triệu chứng này thường xuất hiện trong, hoặc sau khi bị tiêu chảy nhiều lần. Sở dĩ, nhiệt độ cơ thể tăng cao để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

Đau nhức đầu: Đây cũng là một trong những biểu hiện thường thấy khi bị ngộ độc thực phẩm, những cơn đau nặng, hay nhẹ, phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh, và mức độ ngộ độc.

5. Cách xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà.

ngộ độc thực phẩm có 2 dạng đó là, ngộ độc cấp tính và ngộ độc mạn tính. Khi bị ngộ độc cấp tính, các dấu hiệu xuất hiện ngay sau khi ăn, bệnh nhân cảm thấy đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, đi ngoài nhiều, vân vân. Ngộ độc mạn tính, không biểu hiện ngay sau khi ăn, và cũng không có triệu chứng ngộ độc rõ ràng, chất độc trong thức ăn lặng lẽ tích tụ dần trong cơ thể, và gây hậu quả lâu dài cho sức khỏe, thậm chí có thể gây ung thư. Trong bài viết này, chúng tôi hướng dẫn cách xử trí ngộ độc thực phẩm cấp tính.

Kích thích gây nôn: Đây là bước đầu tiên nên thực hiện, để giúp người bị ngộ độc thực phẩm thải bỏ độc tố ra ngoài, hạn chế sự hấp thu chất độc bên trong thành ruột. Dùng đầu ngón tay đưa vào miệng nạn nhân, và đè nhẹ ở cuống lưỡi, không nên dùng đầu ngón có móng dài, hoặc nhanh chóng pha nước muối cho người nhiễm độc uống, để kích nôn.

Loại bỏ chất độc trong cơ thể: Có thể dùng than hoạt tính, vì chúng có tính năng hấp thụ nhiều loại chất độc khác nhau. Với trường hợp bị ngộ độc kim loại độc như thủy ngân, chì, thì cho dùng sữa, lòng trắng trứng. Ngộ độc axit, kim loại nặng, thì dùng magie oxit, than bột.

Để hạn chế thành dạ dày hấp thụ nhiều chất độc hơn, cần cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm ăn những món như: nước cháo, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng, vân vân.

Bổ sung nước và chất điện giải: Người bị ngộ độc thực phẩm nhanh chóng bị mất nước, mất cân bằng chất điện giải. Nhẹ thì gây mất sức, choáng váng đầu óc, nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, khi bị ngộ độc thực phẩm, bị nôn thì cần được bổ sung nước, chất điện giải ngay. Tại nhà có thể pha dung dịch oresol cho bệnh nhân uống.

Với những triệu chứng ngộ độc thực phẩm mức độ nhẹ, thì có thể khắc phục ngay tại nhà, nhưng với tình trạng nặng, thì cần nhanh chóng sơ cứu, rồi chuyển đến cơ sở y tế gần nhất, để bệnh nhân được cấp cứu kịp thời.

Trích dẫn: Để hạn chế thành dạ dày hấp thụ nhiều chất độc hơn, cần cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm ăn những món như: nước cháo, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng, vân vân.

Gánh nặng bệnh tật, do ăn uống trên toàn cầu là vấn đề lớn, ảnh hưởng đến cộng đồng trên khắp thế giới, đặc biệt là trẻ em, và những người dân ở những vùng có thu nhập thấp. Việc sử dụng các phụ gia, trong thực phẩm chế biến sẵn, cũng như các loại hóa chất bảo vệ thực vật, Thu*c tăng trưởng, trong nuôi trồng, đóng góp một phần không nhỏ trong vấn nạn này.Thạc sĩ: Nguyễn Hải.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/ngo-doc-thuc-pham-van-nan-toan-cau-n141493.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY