quá nhiều thời gian để ngủ vào buổi trưa hoặc buổi tối cũng có hại, cụ thể là làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Để đưa ra cảnh báo trên, các chuyên gia tại Đại học Hoa Trung ở thành phố Vũ Hán đã đánh giá mối quan hệ giữa sức khỏe với thời gian ngủ trưa và ngủ đêm của 31.750 người nghỉ hưu có tuổi trung bình là 62. Tất cả đều không có tiền sử mắc bệnh tim mạch vành, ung thư hoặc đột quỵ tại thời điểm đầu nghiên cứu, song đã có 1.557 người được ghi nhận trải qua cơn đột quỵ trong thời gian theo dõi trung bình là 6,2 năm.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy so với những người ngủ trưa ít hơn 1,5 tiếng, những người thường ngủ trưa nhiều hơn thời lượng này có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 25%. Tương tự, so với những người ngủ từ 7-8 tiếng/đêm, những người chợp mắt nhiều hơn 9 tiếng/đêm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 23%. Đáng chú ý, những người vừa ngủ trưa và ngủ đêm quá lâu còn có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn đến 85%. Trong khi đó, những người ngủ trưa ít hơn 1 tiếng không bị tăng nguy cơ đột quỵ. Những kết quả trên được đưa ra sau khi họ loại trừ các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ khác, chẳng hạn như bị huyết áp cao, tiểu đường và thói quen hút Thu*c.
Tuy chưa rõ tại sao ngủ quá nhiều lại làm tăng nguy cơ đột quỵ, song các chuyên gia tin rằng việc ngủ quá nhiều có thể làm gián đoạn hoạt động cung cấp máu lên não và gây ra tình trạng tích tụ mỡ trong máu (cholesterol) trong động mạch, nên cũng làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Ngoài ra, việc thường ngủ trưa quá nhiều cũng chỉ ra được người đó có lối sống tĩnh tại - một yếu nguy cơ khác của đột quỵ.
Tác giả nghiên cứu Xiaomin Zhang cho biết thêm, các nghiên cứu trước đây từng chỉ ra rằng những người ngủ trưa/đêm quá lâu có những thay đổi bất lợi về nồng độ cholesterol trong máu và tăng kích cỡ vòng eo, đều là những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Theo Zhang, những phát hiện mới nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát thời gian ngủ trưa và ngủ đêm vừa phải, cũng như việc duy trì chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là ở những người từ tuổi trung niên trở lên.
Theo các chuyên gia, chúng ta không có cách nào để có thể sở hữu được trái tim khỏe mạnh chỉ trong một ngày. Tuy vậy, bạn có thể kiên trì thực hiện nhiều biện pháp đơn giản để củng cố sức mạnh cho cơ tim và có được một cuộc sống khỏe mạnh lâu dài. Điển hình như những cách đơn giản sau:
+ Dành 10 phút đi bộ mỗi ngày. Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tập thể dục hằng ngày là rất cần thiết để giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim cũng tỷ lệ Tu vong vì dạng bệnh này. Theo đó, người tập thể dục hằng ngày có sự chuyển hóa phân tử lipoprotein trong huyết tương tốt hơn, độ nhạy hoóc-môn insulin cao và huyết áp bình thường.
+ Dùng thêm rau quả mỗi ngày và không bỏ bữa sáng. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Hiệp hội Tim mạch Israel và Hiệp hội Dinh dưỡng Israel, những yêu cầu dinh dưỡng cần thiết cho một trái tim khỏe mạnh, gồm: một chế độ ăn uống lành mạnh (như ít tinh bột và chất béo), ưu tiên một số loại thực phẩm đặc biệt (như rau quả, cà phê, các chế phẩm từ sữa...) và các viên bổ sung dưỡng chất (như dầu cá, vitamin D, chất chống ôxy hóa...).
+ Giảm thức uống nhiều đường, nước ngọt cũng như bia rượu. Tiêu thụ lượng đường/chất cồn vừa phải giúp giảm hiệu quả nguy cơ mắc nhiều bệnh tim mạch như đột quỵ, cao huyết áp, bệnh cơ tim phì đại…
+ Cố gắng mở lòng mỗi khi bị căng thẳng tinh thần (stress). Nhiều nghiên cứu cho thấy stress kéo dài có thể dẫn đến bệnh tim mạch vành và các bệnh tim do stress gây ra như bệnh cơ tim phì đại và bệnh thiếu máu cơ tim. Do đó, để đối phó với bệnh tim, việc xử trí stress là rất cần thiết. Điều này có thể được thực hiện bằng cách mở rộng sự kết nối với người thân và bạn bè hoặc tham gia luyện tập yoga.